Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex

Theo dõi Moneytory trên
tổng hợp thuật ngữ forex-finpedia

Nắm vững các thuật ngữ trong Forex có thể giúp các nhà đầu tư giao dịch dễ dàng và thành công hơn trên thị trường. Tại sao lại nói vậy? Bởi nếu bạn làm quen và nắm rõ các thuật ngữ này thì quá trình tiếp cận học hỏi kiến thức giao dịch sẽ nhanh hơn, tương đương là mức độ giao dịch thành công cũng cao hơn.

Hãy cùng Moneytory tổng hợp lại danh sách các thuật ngữ phổ biến nhất trong giao dịch Forex nhé!

Forex là gì?

Forex hay còn được gọi ngắn gọn là FX là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Foreign (Currency) Exchange, dịch sang tiếng Việt là giao dịch ngoại hối.

Giao dịch Forex (hay giao dịch FX) là quá trình giao dịch (mua và bán) ngoại tệ để kiếm lời trên thị trường Forex.

Thị trường Forex: là thị trường nơi các nhà giao dịch (trader) thực hiện các giao dịch của mình nhằm kiếm lời dựa trên chênh lệch tỉ giá giữa các đồng tiền.

Trade Forex/ Chơi Forex: cách gọi “dân dã” của Giao dịch Forex của người chơi Việt Nam.

Các thuật ngữ trong Forex

Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch Forex (chủ yếu là tiếng Anh) được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

A

Aussie: từ lóng chỉ đồng đô la Úc (AUD).

Ask: là giá chào mua, đây là giá mà nhà môi giới muốn bán cho bạn (nhà đầu tư).

B

Bid: là giá chào bán, đây là giá mà bạn (nhà đầu tư) muốn bán cho nhà môi giới.

Chênh lệch giữa mức giá Ask và Bid gọi là Spread.

Xem thêm: Hiểu thêm về Bid Ask Spread

Buy stop: là lệnh dừng mua. Cụ thể là lệnh mua này sẽ được thực hiện khi giá của 1 loại mặt hàng đạt 1 mức cụ thể (mà nhà đầu tư đặt trước đó) ; khi đó, giá mua vào sẽ là giá thị trường (Market price) tức là giá bán sẵn có sớm nhất.

Xem thêm giải thích chi tiết hơn về lệnh Buy stop.

Ví dụ: Giá USD/VNĐ đang là 23,500 và đang đi lên. Nhà đầu tư đặt 1 lệnh Buy stop ở mức 23,550. Khi tỉ giá đạt 23,550, lệnh mua vào của nhà đầu tư sẽ được thực hiện ở market price.

cac-thuat-ngu-trong-forex-finpedia

Broker: là sàn giao dịch hay còn gọi là nhà môi giới. Nhiệm vụ chính của các sàn giao dịch này là tạo 1 thị trường giao dịch cho các nhà đầu tư.

Breakout: là 1 trạng thái của thị trường. Đây là 1 trong những trạng thái quan trọng nhất của thị trường giúp tạo lợi nhuận cho người giao dịch dù bạn theo trường phái giao dịch nào và xứng đáng có 1 bài viết riêng dành cho nó.

Xem thêm: Breakout là gì? Và người giao dịch Forex nên làm gì để tối đa hóa lợi nhuận khi Breakout?

Balance: là số dư trong tài khoản, đây là thuật ngữ thường xuất hiện trong khu vực quản lý tài khoản của bạn.

Bullish Market: là thị trường “bò”, thuật ngữ này ám chỉ thị trường đang trong giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư tích cực và đang đi lên.

Bearish Market: là thị trường “gấu”, thuật ngữ này ám chỉ thị trường đang trong giai đoạn bi quan, tâm lý các nhà đầu tư đang rơi vào trạng thái tiêu cực.

Buy limit: là lệnh mua giới hạn. Đây là lệnh mua mà nhà đầu tư chọn mức giá mình sẵn sàng mua vào thay vì chọn mua vào theo Market price.

Ví dụ: nhà đầu tư đặt 1 lệnh buy limit mua USD/VNĐ ở mức giá 23,450 khi giá thị trường đang là 23,500. Lệnh mua này sẽ chỉ được thực hiện khi giá thị trường xuống mức 23,450.

cac-thuat-ngu-trong-forex-finpedia

Xem thêm về các lệnh Buy limit tại đây!

Bán khống (short): là hình thức cược vào việc một tài sản nào đó sẽ giảm giá. Để kiếm lợi nhuận từ “sự kiện” đó, bạn sẽ (vay) mượn tài sản đó từ nhà môi giới và bán chúng tại thời điểm hiện tại. Khi tài sản đó giảm giá thì bạn sẽ mua tài sản đó để trả lại cho nhà môi giới. Chênh lệch giữa 2 giao dịch chính là lợi nhuận, là phần thưởng cho dự đoán của bạn.

C

Chart: là biểu đồ kỹ thuật thể hiện dữ liệu giá của một tài sản. Mục đích của chart là để nhà đầu tư phân tích và dự đoán chiều hướng tăng giảm của thị trường. Bạn có thể cài đặt thêm các chỉ báo kỹ thuật vào chart để hỗ trợ cho quá trình phân tích.

Chính sách tài khóa và tiền tệ: là biện pháp quản lý tiền tệ của một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào đó nhằm kiểm soát dòng chảy và lượng tiền đang lưu hành. Mục tiêu chính của các chính sách này là ổn định giá cả và lạm phát trong 1 nền kinh tế.

Commission: là chi phí mà bạn phải trả cho nhà môi giới mỗi khi bạn thực hiện giao dịch thông qua nền tảng giao dịch của họ.

Commodity: là tên gọi chung cho các loại hàng hóa “thiết yếu” như các sản phẩm nông nghiệp (ngô, lúa mì…), các sản phẩm năng lượng (dầu thô, khí gas…), kim loại công nghiệp (sắt, thép, đồng…), kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim…)

Cryptocurrency: các loại tiền mã hóa, được ghép từ 2 từ tiếng Anh là Crypto (mã hóa) + Currency (tiền tệ).

Currency Pairs: là thuật ngữ chỉ các cặp tiền, ví dụ EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY…

CFD: là viết tắt của Contract For Difference nghĩa là Hợp đồng chênh lệch. Đây là hình thức đầu tư bằng cách đặt cược vào việc giá của một tài sản nào đó sẽ tăng hoặc giảm mà bạn không cần thực sự sở hữu tài sản đó.

Cable: là từ lóng chỉ đồng bảng Anh. Cách gọi này bắt nguồn từ việc các báo giá đầu tiên được gửi đến Mỹ thông qua một dây cáp xuyên Đại Tây Dương vào giữa thế kỷ thứ 19.

Candlestick pattern: là mô hình nến Nhật, đây là dạng đồ thị được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mô hình nến là công cụ rất hữu ích trong phân tích kỹ thuật, nó sẽ cho bạn biết chính xác những thông tin như: Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

cac-thuat-ngu-trong-forex-candle-stick-finpedia

D

Day trading (pattern trading): là phong cách tham gia giao dịch để kiếm lời trong ngày. Những người giao dịch phong cách này thường giao dịch trên các thị trường có xu hướng biến động mạnh như chứng khoán, tiền mã hóa và một số cặp tiền dao động mạnh như GBP/USD, EUR/USD…

Dove (Dovish): là thuật ngữ ám chỉ việc ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho vay đến các ngân hàng trực thuộc, hành động này thường làm tăng lượng tiền lưu thông trong thị trường, thúc đẩy kinh tế nhưng đồng thời cũng có nguy cơ đẩy cao mức lạm phát.

Dump & Pump: bẫy bơm xả – 1 hành động thao túng thị trường của các cá nhân hoặc tổ chức nhằm chuộc lợi từ biến động của thị trường. Thông thường chiến thuật này được thực hiện dưới hình thức phát tán các thông tin sai sự thật hoặc tạo nên một nhu cầu ảo nhằm thao túng giá của một hoặc nhiều sản phẩm đi theo 1 hướng có lợi cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Ví vụ như họ sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao rồi tung hết số cổ phiếu đang sở hữu ra bán để thu về lợi nhuận. Dump là hình thức dìm giá xuống, Pump là hình thức đẩy giá cao lên.

Demo Account: là tài khoản thử nghiệm, dùng để kiểm tra các chiến thuật giao dịch hoặc giao dịch thử để làm quen với thị trường và nền tảng giao dịch. Đây là tài khoản tiền ảo nên tất nhiên bạn sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào.

E

Equity: là số tiền thực có trong tài khoản, bao gồm số dư hiện tại cộng thêm tiền lời/lỗ của các lệnh đang mở hiện tại.

ETF: là viết tắt của Exchange Traded Fund hay còn được gọi là Quỹ hoán đổi danh mục.

Đọc thêm: ETF là gì? Đầu tư ETF như thế nào?

Expiry Date: là ngày hết hạn, khi các lệnh hiện mở đến thời điểm hết hạn được chỉ định từ trước, các lệnh này sẽ bị đóng tự động và tài khoản của bạn sẽ nhận về phần lời/lỗ hiện có trên thị trường.

ECB: là viết tắt của European Central Bank là ngân hàng trung ương Châu Âu. Đây là tổ chức điều tiết thị trường châu Âu tương tự như FED (Cục dự trữ liên bang ở Mỹ)

ECN: là tài khoản mà các sàn giao dịch No Dealing Desk cung cấp cho khách hàng của mình. Với tài khoản ECN, người dùng sẽ cùng nhau tạo thành một mạng lưới thanh khoản nội bộ, trong trường hợp không thể bắt được giá yêu cầu thì lệnh của bạn sẽ được chuyển đến bên cung cấp thanh khoản.

Expert Advisor: là phần mềm giao dịch tự động hay còn gọi là robot giao dịch, nó sẽ tự động thực hiện các theo những quy tắc bạn lập trình ra mà không cần sự tham gia của bạn. Expert Advisor hay được gọi tắt là EA.

F

Full time Trader: là người giao dịch toàn thời gian, người kiếm sống từ giao dịch và coi giao dịch là công việc chính.

Future Market: là hợp đồng tương lai, đây là loại hợp đồng giao dịch phổ biến nhất trên các loại hàng hóa. Theo đó, chúng ta sẽ giao dịch hàng hóa nào đó với giá cả và khối lượng được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng sẽ giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Việc giao dịch bằng hợp đồng tương lai sẽ giúp cả người bán và người mua không phải lo lắng việc giá cả thị trường sẽ lên hay xuống trong thời gian sắp tới, điều này giúp việc điều tiết hàng hóa và lên kế hoạch sản xuất thuận lợi hơn.

FED: là viết tắt của Federal Reserve System, đây là cục dự trữ liên bang của Hoa Kỳ hay còn gọi là Ngân hàng trung ương của Hoa kỳ.

Tổ chức này và có nhiệm vụ điều tiết thị trường tài chính bằng cách thực thi các chính sách tiền tệ, giám sát các tổ chức ngân hàng, duy trì sự ổn định của nền kinh tế, cung cấp các giải pháp tài chính cho các ngân hàng trực thuộc…

FOMC (Federal Open Market Committee): là ủy ban thiết lập chính sách của cục dự trữ liên bang của Hoa Kỳ (FED) gồm 12 thành viên.

FOMO: là viết tắt của Fear Of Missing Out, đây là cụm từ miêu tả sự lo lắng bị bỏ lỡ một cơ hội nào đó. Nó dẫn đến cảm giác không thoải mái, không hài lòng và liên tục đẩy bản thân vào trạng thái căng thẳng của nhà đầu tư trên thị trường. Bong bóng Crypto gần đây là 1 ví dụ điển hình của FOMO.

Trong giao dịch Forex (nói riêng) và mọi giao dịch chứng khoán nói chung FOMO là 1 tình trạng tâm lý nên tránh. Bởi lẽ nỗi ám ảnh này sẽ thôi thúc bạn đưa ra các quyết định thiếu lý trí và mang nặng tính cảm xúc, kéo theo kết quả tiêu cực trong các giao dịch.

Free Margin: là số vốn rảnh rỗi mà bạn có thể sử dụng để tiếp tục mở thêm lệnh mới. Bạn sẽ thường gặp thuật ngữ này trong phần quản lý tài khoản.

Fundamental Analysis: là phân tích cơ bản, đây là cách phân tích thị trường bằng cách sử dụng các thông tin liên quan đến kinh tế, địa chính trị, chính sách tiền tệ v.v. Từ các thông tin này bạn có thể đưa ra các dự đoán hướng đi sắp tới của thị trường.

Xem thêm: Phân tích cơ bản là gì?

G

GAP: là khoảng trống giá giữa giá đóng cửa hôm trước và giá mở cửa hôm sau, đây là nơi giá nhảy qua mà không có giao dịch. Khoảng trống GAP thường xuyên xảy ra trên thị trường chứng khoán hầu như mỗi ngày, nhưng trên thị trường forex GAP chỉ thường xuất hiện sau những ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ.

GDP: là viết tắt của chữ Gross Domestic Product nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội. Đây là giá trị quy ra tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ, GDP của Việt Nam năm 2022 là khoảng 340 tỷ USD nghĩa là tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ sản xuất trong nước năm 2022 của Việt nam là 340 tỷ USD.

GNP: là viết tắt của Gross National Product nghĩa tổng sản phẩm quốc dân. Đây là giá trị quy ra tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ do công dân 1 nước làm ra ở cả trong và ngoài nước trong một thời gian nhất định.

H

Hawk (Hawkish): trong những giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng nóng và chính phủ muốn kìm hãm sự lạm phát thì ngân hàng sẽ áp dụng chính sách tăng lãi suất cho vay. Hành động này có mục đích là sẽ kìm hãm lượng tiền mặt đưa vào thị trường và kìm hãm sự lạm phát. Nói chung là Hawk ám chỉ việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất

Heikin Ashi: là một biến thể của mô hình nến Nhật. Heikin Ashi có tác dụng làm giá mượt hơn, nó đã được tính toán và biến đổi các giá trị mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất so với nến nhật thông thường.

HFT: là viết tắt của High Frequency Trading, đây là thuật ngữ để chỉ các tổ chức giao dịch tần suất cao.

Hedging: là 1 chiến thuật quản lý rủi ro trong đầu tư. Hiểu đơn giản thì hedging tương tự “mua bảo hiểm” cho các giao dịch (thường có rủi ro cao) của nhà đầu tư. 1 ví dụ đơn giản của Hedging là khi bạn đặt cược là thị trường sẽ đi lên và đặt lệnh mua vào 1 cổ phiếu/tài sản nhất định; tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro bạn đồng thời cũng đặt mua 1 lệnh Put option của cổ phiếu đó. Đây là 1 chiến thuật quản lý rủi ro khá phổ biến trong giao dịch phái sinh vốn rất rủi ro.

I

Instant Execution: là khớp lệnh tức thì trong đó lệnh được khớp ở mức giá chỉ định. Nếu giá thay đổi trong quá trình đang gửi lệnh đến máy chủ thì bạn sẽ nhận báo giá lại, lúc này bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối khớp lệnh.

Index: nghĩa là chỉ số thị trường. Thường được sử dụng như 1 chỉ báo sức khỏe của 1 nền kinh tế hoặc 1 nhóm cổ phiếu nhất định. Các chỉ số điển hình như chỉ số Dow Jones (DJI) của Mỹ hoặc VN-Index của Việt nam.

Xem thêm: Index là gì?

Indicator: là chỉ báo kỹ thuật ví dụ như RSI, MACD, MA… đây là các công cụ hỗ trợ cho phân tích kỹ thuật, chúng được tính toán và lập trình từ các dữ liệu giá trong quá khứ.Inflation: là thuật ngữ mô tả sự mất giá của tiền mặt hay còn gọi là lạm phát. Thông thường ở mỗi quốc gia nên có mức độ lạm phát vừa phải sẽ tốt cho nền kinh tế. Nếu lạm phát quá yếu sẽ cho thấy sự chậm phát triển, lạm phát quá cao sẽ làm giảm sức mua hàng hóa.

Xem thêm: Hướng dẫn phân tích kỹ thuật cơ bản

K

Kiwi – Từ lóng chỉ đồng đô la New Zealand (NZD).

L

Loonie: Từ lóng chỉ đồng đô la Canada (CAD).

Long: là ám chỉ việc nhà đầu tư có niềm tin vào 1 cổ phiếu/tài sản sẽ tăng giá, ví dụ nói “tôi đang Long EUR/USD” nghĩa là tôi đang đặt niềm tin vào việc tỉ giá EUR/USD sẽ tăng trong thời gian tới. Long là khái niệm trái ngược với Short.

Long term: là cụm từ miêu tả tư duy giao dịch dài hạn, thời gian mở lệnh dài từ vài tháng trở lên và đánh vào các sản phẩm có xu hướng ổn định như chỉ số hoặc cổ phiếu.

Leverage: là đòn bẩy, đây là công cụ được các sàn giao dịch cung cấp cho người dùng với mục đích giảm thiểu số vốn cần có để mở lệnh. Ví dụ, với mức đòn bẩy là 1:100 bạn có thể mở một giao dịch với khối lượng là 100,000 USD trong khi số tiền thực tế trong tài khoản bạn chỉ cần 1,000 USD.

Limit Order: là lệnh chờ giới hạn, đây là loại lệnh mà bạn đặt khi giá đã chạy qua rồi, mục đích là “hi vọng giá sẽ quay lại” và khớp lệnh trước khi đi tiếp theo hướng đã dự định, như vậy lệnh của bạn sẽ được khớp với giá tốt hơn. Xem thêm tại đây!

Lot: hay còn gọi là lô, là đơn vị để đo khối lượng (Volume) trong giao dịch Forex. 

Trong giao dịch Forex 1 Lot cặp tiền tệ tiêu chuẩn thường là 100,000 đơn vị đồng tiền cơ sở đối với các cặp tiền tệ.

Còn với vàng thì 1 Lot = 100 ounces Vàng.

Dầu: 1 lot = 1,000 thùng dầu (thô)

Mini lot: là khối lượng nhỏ nhất người giao dịch có thể mua/bán trên sàn giao dịch, thường là 0.01 lot.

M

Market Execution: là khớp lệnh theo cơ chế giá thị trường, đây phương pháp khớp lệnh trong đó lệnh của bạn sẽ được khớp trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu giá thay đổi tại thời điểm thực hiện lệnh, lệnh sẽ được thực hiện ở mức giá mới đã thay đổi.

Major: là thuật ngữ chỉ các cặp tiền chính, đây là những cặp có đồng USD và một đồng tiền của một nền kinh tế phát triển như EURO, Anh quốc…Cụ thể các cặp chính là: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, AUD/USD, GBP/JPY, EUR/JPY và USD/CAD.

Minor Pairs: thuật ngữ chỉ các cặp chéo, những cặp này sẽ gồm các đồng tiền của các nền kinh tế lớn nhưng không có USD. Cụ thể là các đồng: EUR, JPY, GBP, CHF, CAD, AUD, NZD.

Metatrader: là thuật ngữ chỉ MT4, MT5, đây là những nền tảng giao dịch phổ biến nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Các sàn môi giới thường sử dụng 2 nền tảng này để khách hàng giao dịch

thuật ngữ trong forex-giao diện mt5-finpedia
Giao diện của MT5

Margin: là ký quỹ, đây là số tiền cần có trong tài khoản để đảm bảo giao dịch của bạn được mở với sự hỗ trợ của đòn bẩy. Ví dụ, nếu đòn bẩy là 1:100 và khối lượng lệnh là 100,000 USD thì số tiền ký quỹ là 1,000 USD.

Margin Call: là một thuật ngữ mà chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn mình phải dùng tới. Nó là một cảnh báo của sàn môi giới báo rằng tài khoản của bạn đang âm và có khả năng bị đóng lệnh tự động. Lúc này, bạn có thể lựa chọn nạp thêm tiền  hoặc đứng nhìn tài khoản có thể bị cháy.

Margin Level: là thuật ngữ chỉ mức ký quỹ. Mức ký quỹ trong tài khoản nên càng thấp sẽ càng tốt. Nếu mức ký quỹ quá cao có thể bạn sẽ bị nhận cảnh báo Margin Call từ sàn môi giới (rất nguy hiểm).

Market Session: là thuật ngữ chỉ các phiên giao dịch. Trong một ngày thị trường forex được chia thành 3 phiên là phiên Á, phiên Âu và phiên Mỹ (thật ra là 4 phiên nhưng do phiên Sydney và phiên tokyo sát nhau nên gọi chung là phiên Á)

N

News trading: là giao dịch tin tức, đây là cách tìm kiếm lợi nhuận trên các chênh lệch giá vào những thời điểm công bố thông tin kinh tế quan trọng.

Ngân hàng trung ương: là một ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ và các ngân hàng thương mại của một đất nước.

Non Farm Payroll (Bảng lương phi nông nghiệp) là báo cáo được công bố vào ngày thứ 6 đầu tiên của tháng bởi Cục thống kê lao động Mỹ. Đây là báo cáo số người lao động hưởng lương của quốc gia Hoa kỳ không tính các lao động đang làm trong ngành nông nghiệp.

Báo cáo này được theo dõi sát bởi giới phân tích cơ bản vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và gây biến động cho đồng USD.

O

OPEC: là viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries, đây là tổ chức các nước xuất khẩu dầu. Opec có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến giá dầu thế giới. Mục đích của tổ chức là đảm bảo nguồn cung dầu mỏ đồng thời cũng đảm bảo nguồn thu cho các nước thành viên.

OTC: là viết tắt của Over The Counter đây là thuật ngữ mô tả thị trường phi tập trung. Đây là thị trường không có trung tâm cố định và được kết nối qua hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử. Thị trường Forex là một thị trường phi tập trung điển hình.

P

Pip (percentage in point) là số thập phân thứ 4 của 1 cặp tỉ giá với các cặp tiền không có đồng JPY và là số thập phân thứ 2 với đồng có chứa JPY.
Đối với giao dịch vàng (XAU/USD), pip là số thập phân thứ nhất sau dấu (,) - hàng ngàn.

Ví dụ, trong cặp tỉ giá EUR/USD = 1.1250

Pip trong cặp tỉ giá này là “0”. Nếu tỉ giá này thay đổi từ 1.1250 lên thành 1.1251 thì đó là cặp tỉ giá đã lên 1 Pip.

Ví dụ trong cặp tỉ giá EUR/JPY

Hiện tại tỉ giá EUR/JPY đang là = 116.50

Pip trong cặp tỉ giá này là “0”. Nếu tỉ giá này thay đổi từ 116.50 lên thành 116.51 thì đó là cặp tỉ giá đã lên 1 Pip.

Ví dụ 1 pip trong cặp vàng/usd – XAUUSD:

Tỉ giá hiện tại XAUUSD là 1,892.52 nghĩa là pip của cặp này đang là 5. Nếu tỉ giá này thay đổi từ 1,892.52 lên thành 1,892.62 thì đó là cặp tỉ giá đã lên 1 Pip.

thuật ngữ trong forex-pip-finpedia

Pip Value: là giá trị của 1 Pip tính theo giá trị tiền tệ. Giá trị này phụ thuộc vào 3 yếu tố: cặp tiền tệ, tỉ giá hối đoái và giá trị giao dịch.

Nếu tài khoản của bạn được tính bằng USD ($) và USD là đồng tiền thứ hai trong 1 cặp tỉ giá (ví dụ EUR/USD); Pip value được tính theo công thức: Pip value = (Giá trị giao địch – Lot size) * 0.0001 (đối với các cặp tiền không bao gồm JPY)

Ví dụ bạn mua 10,000$ (lot size) cặp EUR/USD ở mức 1.0801 và bán ở mức 1.0811. Pip value = 10,000*0.0001 = 1$. Bạn đã lời 10 Pip (=11-01), tương đương 10$.

Nếu USD là đồng tiền thứ nhất trong 1 cặp tiền tệ, Pip value được tính theo công thức: 0.0001/(Tỉ giá hối đoái)*Lot size

Ví dụ bạn mua 100,000$ (lot size) cặp USD/CAD ở mức 1.2829 và bán ở mức 1.2830. Pip value = (0.0001/1.2829)*100,000 = 7.79 $. Bạn lời 1 Pip tương đương 7.79 $

thuật ngữ trong forex-tính pip value-finpedia
Ví dụ cách tính Pip value

Pending Order (Lệnh chờ): là loại lệnh đặt trước ở một mức giá nào đó, khi thị trường đạt đến giá này thì lệnh của bạn sẽ tự động được khớp. Việc đặt lệnh chờ sẽ giúp bạn không phải theo dõi thị trường liên tục. Bạn có thể hủy lệnh chờ bất kỳ lúc nào miễn là lệnh chưa khớp.

Các lệnh Stop và Limit là Pending order.

Position (vị thế): thuật ngữ miêu tả nhà đầu tư đang sở hữu tài sản – tức là đang có giao dịch trên thị trường.

Position Trading: là phong cách giao dịch dài hạn, hay còn gọi là đầu tư. Người giao dịch phong cách này thường giữ lệnh dài ngày, thường vài tháng đến vài năm.

Price Action: thuật ngữ này có nghĩa là hành động giá, nó mô tả một phương pháp giao dịch chỉ quan sát sự chuyển động của giá và không dùng đến các chỉ báo kỹ thuật.

R

Real Account: là tài khoản tiền thật, bạn mở tài khoản và nạp tiền vào, khi giao dịch tài khoản này bạn đã thực sự trở thành một trader.

Requote: là báo giá lại, đây là một thông báo trên nền tảng giao dịch về thay đổi giá trong quá trình đặt lệnh. Báo giá lại thường xuất hiện ở những broker nhỏ, những broker lớn thường rất hạn chế điều này vì nó liên quan đến uy tín và độ tin cậy của khách hàng.

Risk Management: đây là thuật ngữ ám chỉ việc quản lý rủi ro, bạn sẽ cần một chiến lược quản lý rủi ro phù hợp khi giao dịch. Rủi ro quá ít sẽ khó tăng tài khoản và rủi ro quá nhiều sẽ nguy hiểm cho tài khoản.

Rollover: là thuật ngữ chỉ hành động đáo hạn một hợp đồng, thường là những hợp đồng CFD. Khi đáo hạn một hợp đồng bạn sẽ chịu một mức phí do chênh lệch giá trước và sau thời gian đáo hạn.

Resistance: là vùng kháng cự trên biểu đồ, đây là vùng giá tiềm ẩn nhiều lực bán. Thông thường giá tăng đến vùng kháng cự thì sẽ hấp thụ lực bán và có xu hướng đảo chiều giảm.

Risk/Reward: là tỷ lệ rủi ro so với lợi nhuận, hay viết tắt là R:R. Ví dụ bạn chấp nhận rủi ro $100 và thu về $300 nếu bạn thắng, như vậy bạn đã thực hiện giao dịch với tỉ lệ R:R là 1:3.

S

Swap: là phí giữ vị thế qua đêm (hay phí qua đêm)

Swissy: là từ lóng chỉ đồng franc Thụy Sĩ (СHF) .

Short: là thuật ngữ nói về một lệnh bán của bạn đang mở, lệnh này phải đang chạy. Ví dụ bạn nói tôi Short USD nghĩa là bạn đang có lệnh bán đồng USD, lệnh này đang chạy thực.

Scalping (hay Scalp trading): là thuật ngữ chỉ một chiến lược giao dịch siêu nhanh, bạn sẽ thực hiện nhiều giao dịch trong một thời gian ngắn (có thể chỉ trong vài phút hoặc vài giây). Một Scalper sẽ cố gắng nắm bắt những khoản lợi nhuận nhỏ có thể chỉ một vài pip.

Đây là phương pháp đòi hỏi khả năng quản lý rủi ro rất tốt và cường độ làm việc cao vì những khoản lợi nhuận thường rất nhỏ.

Short term: là cụm từ miêu tả tư duy giao dịch ngắn hạn thường được hiểu là người giao dịch sẽ mở lệnh từ vài phút đến khoảng một tuần và thu lợi từ các biến động giá nhỏ trong khoảng thời gian đó.

Stop out: là quá trình đóng lệnh tự động khi số tiền trong tài khoản giao dịch của bạn chạm ngưỡng.

Sell stop: là lệnh dừng bán, đây là loại lệnh ngược lại với Buy stop

Sell limit: là lệnh bán giới hạn, đây là lệnh ngược lại với Buy limit

cac-thuat-ngu-trong-forex-các-lệnh chờ-finpedia

Stop Order: là thuật ngữ chỉ những lệnh BUY STOP và SELL STOP, đây là loại lệnh chờ khi giá đi đến và phá vỡ điểm chờ của bạn thì lệnh sẽ được khớp.

Stop loss: là lệnh dừng lỗ, đây là lệnh bạn ấn định rằng nếu giá đi đến đây thì bạn sẽ chấp nhận lỗ và thoát khỏi thị trường.

STP: là tài khoản mà các sàn giao dịch No Dealing Desk cung cấp cho khách hàng của mình, nếu bạn đặt lệnh ở loại tài khoản này thì lệnh của bạn sẽ được chuyển trực tiếp đến nhà cấp thanh khoản (lý thuyết là vậy).

Supply – Demand: là sức cung – cầu, đây là một trong các yếu tố trực tiếp tác động lên sự di chuyển của giá. Thông thường, khi nguồn cung giảm hoặc không đổi nhưng nhu cầu tăng lên thì giá sẽ tăng. Và ngược lại, khi nhu cầu của giảm và nguồn cung tăng thì giá sẽ giảm.

Support: là vùng hỗ trợ trên biểu đồ, đây là vùng giá có nhiều lực mua tiềm năng, khi giá giảm tới vùng này có thể sẽ hấp thụ lực mua và đảo chiều tăng.

Spread: Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán (đây là phần lời của các Broker). Đây là một trong các thuật ngữ trong Forex thường dùng.

Spot Market: là thị trường giao ngay, đây là một loại công cụ tài chính trái ngược với các hợp đồng tương lai. Thị trường giao dịch là nơi ký kết và thanh toán cũng như giao nhận ngay lập tức.

Slippage: là trượt giá, đây là tình trạng giá khớp lệnh thực tế bị khác so với giá bạn yêu cầu. Tức là đôi khi bạn có đặt Stop loss ở mức giá X đi chăng nữa thì chưa chắc đã có thanh khoản ở mức giá này.

Tình trạng này thường diễn ra trong tình trạng thị trường biến động mạnh hoặc thiếu thanh khoản. Slippage thường xảy ra nhất lúc thị trường mở cửa phiên giao dịch mới mới hoặc vào thứ 2 đầu tuần hoặc vào thời điểm các tin tức quan trọng được phát hành.

Swing Trading: là phong cách giao dịch trung hạn, thời gian mà trader nắm giữ lệnh thường sẽ từ vài ngày đến vài tuần, đôi khi có thể đến vài tháng. Swing trading là phong cách giao dịch không quá nhanh cũng không quá chậm, các chiến lược giao dịch cũng dễ hiểu và dễ áp dụng nên phù hợp với nhiều Trader, đặc biệt là những trader mới.

Stock: nghĩa là cổ phiếu, hiểu nôm na là giá trị của một công ty được chia nhỏ thành nhiều phần và mỗi phần là một cổ phiếu. Nếu bạn nắm giữ cổ phiếu của công ty nào thì bạn cũng là một cổ đông của công ty đó.

Stocks CFD: là hợp đồng chênh lệch dựa trên giá cổ phiếu thực tế. Khi giao dịch hợp đồng CFD cổ phiếu, bạn không thực sự sở hữu bất kỳ cổ phiếu vật lý nào, tuy nhiên vẫn được nhận các khoản cổ tức của công ty đó.Ngoài ra thì với bản chất là hợp đồng CFD, bạn có thể kiếm lời khi thị trường đi lên bằng cách mở lệnh Buy và cả khi thị trường đi xuống bằng cách mở lệnh Sell.

Share: cũng là cổ phiếu nhưng thương dùng để nói về số liệu cổ phiếu cụ thể, ví dụ nói: “tôi có 1000 share apple” nghĩa là tôi đang nắm giữ 1000 cổ phiếu của Apple.

T

Trading: là hoạt động giao dịch.

Trader: là người tham gia giao dịch.

Trái phiếu chính phủ: là một chứng nhận vay nợ của chính phủ với người dân của nước đó hoặc với một quốc gia khác. Chính phủ sẽ phải trả lại khoản tiền được ghi trên trái phiếu (mệnh giá của trái phiếu) sau một thời gian được xác định trước kèm với một khoản lợi tức được quy định từ trước.

Trái phiếu chính phủ gần như luôn có thể được thanh toán vì nhà nước có thể lựa chọn các hình thức tăng thuế hoặc in thêm tiền để chi trả các trái phiếu đáo hạn. Tất nhiều việc này có thể sẽ khiến đồng tiền mất giá và giá trị thanh toán thực tế bạn nhận lại sẽ thấp hơn trước khi bạn mua trái phiếu, mặc dù số tiền nhận lại cao hơn.

Trend: là xu hướng, đây là khuynh hướng chuyển động của thị trường. Xu hướng có các dạng cơ bản là xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc xu hướng đi ngang.

Trend Following: là theo sau xu hướng, thuật ngữ này dùng để ám chỉ những người giao dịch theo xu hướng. Đây là phương pháp giao dịch dựa theo dòng tiền lớn, nó giống như một đợt sóng đang tiến vào bờ và việc của bạn là cưỡi lên con sóng đó, nó sẽ giúp bạn có xác suất giao dịch thành công cao hơn.

Trailing Stop: là lệnh dịch chuyển dừng lỗ, đây là lệnh dừng lỗ mà mỗi khi thị trường đi được một khoảng cách thì lệnh Stop loss của bạn cũng dời theo. Việc sử dụng lệnh Trailing Stop sẽ cho phép bạn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách theo sau những con sóng lớn. Trong trường hợp giá quay đầu thì bạn vẫn thu được một khoản lợi nhuận.

Take profit: là hoạt động chốt lời, khi bạn vào lệnh và giá đã di chuyển đúng hướng thì bạn sẽ thu lại lợi nhuận của mình. Bạn có thể dùng các lệnh tự động hoặc đóng lệnh bằng tay để Take profit.

Tỷ giá hối đoái: là báo giá của một cặp tỷ giá. Ví dụ, tỷ giá hối đoái của EUR/USD = 1.3 nghĩa là bạn sẽ cần 1.3 đồng USD để đổi lấy 1 Euro.

Technical Analysis: là phân tích kỹ thuật, đây là phương pháp giao dịch phổ biến nhất hiện nay. Những người sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật giả định rằng tất cả các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đến giá đã được phản ánh toàn bộ trên biểu đồ.Ngoài ra họ cũng tin rằng lịch sử có xu hướng lặp lại và các giao động của giá trong quá khứ có thể sẽ xuất hiện lại trong tương lai.

Thanh khoản: hiểu nôm na là sự sẵn sàng mua bán. Nếu bạn bán một cái gì đó mà ngay lập tức có người nhào tới mua thì gọi là có tính thanh khoản cao. Nếu bạn bán mà mãi không có người mua thì gọi là tính thanh khoản thấp

V

Vị thế: là thuật ngữ chỉ lệnh giao dịch của bạn. Ví dụ nói, tôi đang có 1 vị thế mua EUR/USD nghĩa là tôi đang nắm giữ một lệnh mua trên cặp tỷ giá này.

Volume: là khối lượng giao dịch của một công cụ tài chính trong một thời gian nhất định. Khối lượng chỉ có ý nghĩa ở những thị trường tập trung như chứng khoán, trên những thị trường phi tập trung như forex thì không thể thống kê được khối lượng.

Volatility: là thuật ngữ chỉ độ biến động của thị trường. Thông thường thị trường sẽ có Volatility khi có những tin tức hoặc những yếu tố cơ bản bất thường.

W

Win rate: là tỉ lệ % thắng/thua khi thực hiện giao dịch. Ví dụ bạn nói chiến lược của tôi có win rate là 50% nghĩa là cứ mỗi khi bạn thực hiện được 100 lệnh thì có khoảng 50 lệnh thắng và 50 lệnh thua.

Các thuật ngữ trong Forex người mới chơi nên biết

Sàn Forex – Broker: là chỉ chung các sàn giao dịch Forex hiện nay. Có thể kể đến 1 số cái tên như FX Pro, XM, XTB, Exness…

Cặp tiền chính: là những cặp tiền phổ biến nhất thế giới, có tính thanh khoản cao nhất thị trường cũng như có sức tác động lớn đến thị trường Forex về giá.

Cặp tiền chéo: Là các cặp tiền tệ được trao đổi nhưng trong đó không có đồng USD. Ví dụ: GBP /JPY, EUR/JPY, EUR/CHF và EUR/GBP

Cặp tiền yếu: Là các cặp tiền tệ tỷ giá của các nước có thị trường tài chính nhỏ và chưa phát triển. 

Pip: là tỷ lệ phần trăm theo điểm hoặc điểm lãi suất theo giá là một đơn vị thay đổi trong tỷ giá hối đoái của một cặp tiền tệ. Là đơn vị thể hiện số lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư.

Lot: là đơn vị giao dịch đo lường khối lượng giao dịch trên sàn Forex.

Spread: sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán được tính bằng pip hoặc point

Đòn bẩy: Được hiểu là 1 khoản vay làm tăng tài khoản cho các nhà đầu tư Forex trên các sàn giao dịch. Người đầu tư có thể giao dịch gấp nhiều lần tùy vào mức đòn bẩy mà sàn cung cấp cũng như lựa chọn của bạn khi mở tài khoản giao dịch trên sàn.

Phí qua đêm: Là mức phí mà bạn kiếm được hoặc phải trả cho giao dịch mà bạn mở qua đêm thông qua vị thế mua và bán trên sàn Forex của mình.

Ký quỹ: là khoản tiền ký quỹ tối thiểu cần có để duy trì một vị thế mở

Quản lý rủi ro: Là việc bạn sử dụng các chiến lược, chiến thuật để thực hiện chốt lời và cắt lỗ trong quá trình giao dịch

Câu hỏi thường gặp – FAQ

Chơi Forex có hợp pháp không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được cấp phép bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam mới được phép kinh doanh giao dịch ngoại hối.

Sàn Forex nào uy tín?

Có thể kể ra 1 số sàn giao dịch Forex uy tín như:
– XM
– FX Pro
– Exness
– XTB

Bài viết liên quan