3 lệnh trong Forex mà nhà đầu tư sẽ thường xuyên phải sử dụng trong quá trình giao dịch bao gồm: stop order, market (lệnh thị trường) và limit order (lệnh giới hạn).
Muốn thành công trong trading thì nhà đầu tư phải nắm vững khái niệm và cách sử dụng của 3 loại lệnh trên.
Dưới đây là bài viết chuyên sâu của Moneytory về các loại lệnh trong Forex.
Lệnh chờ và Lệnh thị trường là gì?
Các lệnh giao dịch Forex được chia thành 2 nhóm chính: lệnh thị trường (market order) và lệnh chờ (pending order)
Lệnh thị trường (market order) là lệnh mua hoặc bán được thực hiện ngay lập tức và theo Giá thị trường.
Lệnh chờ (pending order) là lệnh mua hoặc bán ở trạng thái chờ, chỉ khi Giá thị trường đáp ứng đúng với điều kiện người đặt lệnh đặt ra, lệnh chờ đó mới được thực hiện (executed).
Các lệnh chờ trong Forex
Các lệnh chờ trong Forex bao gồm
- Lệnh Stop (Stop Order)
- Lệnh Limit (Limit Order)
- Lệnh Stop Limit (Stop Limit Order)
Các loại lệnh Stop order
Các lệnh Stop là loại lệnh mà người đặt lệnh đặt 1 mức giá thực hiện “theo hướng đi của Giá thị trường”.
Một khi Giá thị trường vượt qua (hoặc giảm quá) mức giá được đặt trước, lệnh Mua vào hoặc Bán ra sẽ được thực hiện sử dụng mức giá “thị trường tốt nhất” tại thời điểm lệnh được kích hoạt – tức là biến thành 1 lệnh thị trường.
Buy Stop
Tình huống:
Người đặt lệnh hi vọng giá thị trường tiếp tục tăng sau mức giá X nên đặt 1 lệnh Buy stop ở mức giá X. Sau khi giá vượt qua X, lệnh MUA của người đặt lệnh sẽ được thực hiện!
Lưu ý là giá Buy stop luôn luôn phải được đặt CAO hơn Giá thị trường để lệnh được đặt thành công!
Và lưu ý nữa là Giá thực sự của lệnh Buy stop sẽ là giá thị trường tại thời điểm lệnh được kích hoạt chứ không phải giá X.
Sell Stop
Tình huống:
Người đặt lệnh hi vọng giá thị trường tiếp tục giảm sau mức giá X nên đặt 1 lệnh Sell stop ở mức giá X. Sau khi giá xuống dưới X, lệnh BÁN của người đặt lệnh sẽ được thực hiện!
Lưu ý là giá Sell stop luôn luôn phải được đặt THẤP hơn Giá thị trường để lệnh được đặt thành công!
Và lưu ý nữa là Giá thực sự của lệnh Sell stop sẽ là giá thị trường tại thời điểm lệnh được kích hoạt chứ không phải giá X.
Ưu nhược điểm của lệnh Stop order
Ưu điểm
- An toàn: vào lệnh bằng lệnh Stop order sẽ an toàn hơn lệnh Market order ở một góc độ nhất định.
Nhược điểm
- Không đảm bảo vị thế: đơn giản là bạn có thể sẽ mất cơ hội vào 1 lệnh.
Các loại lệnh Limit order
Các lệnh Limit là 1 dạng lệnh nhà giao dịch sử dụng khi họ muốn “mặc cả” với thị trường – mục đích là để vào được lệnh với mức giá “tốt nhất”.
Thường thì giá cả thị trường sẽ không ngay lập tức tăng hoặc giảm theo 1 đường thẳng, mà đôi khi giá sẽ đi lên đi xuống quanh 1 mức nào đó. Lợi dụng đặc điểm đó thì các nhà giao dịch có thể đặt những lệnh Limit để đạt được mức giá tốt nhất.
Buy Limit
Tình huống:
Người đặt lệnh tin rằng giá thị trường tiếp tục TĂNG, tuy nhiên người ấy vẫn hi vọng mua được tài sản ở mức giá X (X < giá thị trường) nên đặt 1 lệnh Buy limit ở mức giá X. Sau khi giá xuống dưới X, lệnh MUA của người đặt lệnh sẽ được thực hiện (kích hoạt Mua vào)!
Lưu ý là giá Buy Limit luôn luôn phải được đặt THẤP hơn Giá thị trường để lệnh được đặt thành công!
Sell Limit
Tình huống:
Người đặt lệnh tin rằng giá thị trường tiếp tục GIẢM, tuy nhiên người ấy vẫn hi vọng Bán được tài sản ở mức giá X (X > giá thị trường) nên đặt 1 lệnh Sell limit ở mức giá X. Sau khi giá tăng vượt quá X, lệnh BÁN của người đặt lệnh sẽ được thực hiện (kích hoạt Bán ra)!
Lưu ý là giá Sell Limit luôn luôn phải được đặt CAO hơn Giá thị trường để lệnh được đặt thành công!
Ưu nhược điểm của Limit order
Ưu điểm
- Quyền quyết định nằm ở người đặt lệnh: bạn được toàn quyền quyết định mức giá mua và bán từng thời điểm.
Nhược điểm
- Không đảm bảo vị thế: đơn giản là bạn có thể sẽ mất cơ hội vào 1 lệnh do thị trường đôi khi sẽ không hành xử như cách bạn mong muốn – ví dụ: bạn đặt 1 lệnh Buy Limit với mong muốn giá sẽ về lại dưới mức giá Buy limit nhưng có thể giá sẽ không bao giờ lùi về mốc đó và tiếp tục đi lên, đồng nghĩa với việc là bạn sẽ không bao giờ có vị thế Buy (mua vào).
Lời kết
Như vậy là Moneytory đã gửi tới các bạn bài viết Tổng hợp các loại lệnh Forex.
Hi vọng những thông tin trên có ích và hữu dụng trong quá trình trade của các bạn.
Hãy ủng hộ kênh bằng cách để lại thắc mắc hoặc góp ý trong mục Bình luận phía dưới!
Có thể bạn cũng quan tâm:
Câu hỏi thường gặp – FAQ
Lệnh Limit kéo dài bao lâu?
Lệnh Limit kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào cài đặt của bạn trong lúc đặt lệnh. Nhưng về cơ bản 1 lệnh Limit có thể kéo dài tới 1 trong các khung thời gian sau:
– GTC: Good till cancelled (cho tới khi nào người đặt lệnh hủy thì thôi)
– Today: trong ngày giao dịch hôm nay
– Specified: tùy chỉnh chính xác ngày giờ
– Specified day: tùy chỉnh chính xác ngày
Đóng lệnh trong Forex là gì?
Đóng lệnh trong Forex là bạn muốn kết thúc 1 vị thế (Mua hoặc Bán). Có 3 hình thức 1 vị thế trong giao dịch Forex được đóng lại:
– Stop-loss: tức là khi giá thị trường đạt tới 1 ngưỡng nào đó – tương ứng với giá Stop-loss người giao dịch đặt trước khi vào lệnh, lệnh sẽ đóng và người giao dịch kết thúc vị thế với 1 khoản lỗ.
– Take-profit: tương tự Stop-loss ở trên, nhưng lệnh đóng ở Take-profit nghĩa là vị thế đó của người giao dịch có lời.
– Close by market: đóng lệnh bằng Giá thị trường, vị thế của người giao dịch sẽ được đóng ngay lập tực theo Giá thị trường.