Nắm chắc các thuật ngữ thường xuyên được sử dụng sẽ là lợi thế cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. Điều này giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn diễn biến thị trường, đọc hiểu và xử lý thông tin thu nhận được tốt hơn, đồng thời có khả năng tự đưa ra nhận định cá nhân cũng như hạn chế sai lầm khi đưa ra quyết định đầu tư.
Thuật ngữ chứng khoán là gì?
Thuật ngữ chứng khoán là những từ ngữ đặc biệt được nhà đầu tư dùng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, liên quan tới kỹ thuật đầu tư, các chỉ số giao dịch, phương thức giao dịch về thị trường chứng khoán…
Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản nhà đầu tư cần nắm
Thuật ngữ cơ bản về cổ phiếu
Cổ Phiếu: Là một chứng chỉ phát hành dùng để xác nhận quyền nắm giữ cổ phần
Cổ phần: Là nguồn vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.
Cổ đông: Là người (cá nhân/tổ chức) nắm giữ cổ phần
Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường): Là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phần, có quyền biểu quyết, tự do chuyển nhượng, và được trả cổ tức theo kết quả kinh doanh.
Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu giống như cổ phiếu thường nhưng cổ đông nắm giữ cổ phiếu này được hưởng nhiều ưu đãi hơn.
Cổ phiếu Blue Chip (cổ phiếu uy tín): Là loại cổ phiếu của các công ty uy tín tình hình tài chính vững chắc – có doanh thu và sự tăng trưởng ổn định.
Cổ phiếu penny (cổ phiếu trà đá): Là loại cổ phiếu trái ngược với cổ phiếu blue chip thuộc về các công ty nhỏ, cổ phiếu có mức giá thấp và tính thanh khoản kém, nhiều rủi ro.
Cổ tức: Là lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông, có thể là tiền hoặc cổ phiếu.
Cổ tức thưởng: Được chia phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty.
Cổ tức cố định: Khác với cổ tức thưởng, cổ tức cố định được chia không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty.
Danh mục chứng khoán (portfolio): là tập hợp danh sách các mã chứng khoán trong tài khoản chứng khoán hoặc danh sách các mã quan tâm theo lựa chọn.
Thuật ngữ chứng khoán khác
Trái phiếu
Trái phiếu: là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ phải trả của tổ chức phát hành.
Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond): là loại trái phiếu mà người nắm giữ có thể chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành.
Chứng chỉ quỹ
Chứng chỉ quỹ (CCQ): là chứng khoán được phát hành bởi các quỹ đầu tư chứng khoán.
Chứng khoán Phái sinh (Derivative): là những công cụ được phát hành trên cơ sở của cổ phiếu, trái phiếu và nhằm mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
Thuật ngữ phân tích cổ phiếu
Lợi suất hay tỷ suất lợi nhuận (EPS – earning per share): phản ánh tổng giá trị của cổ tức được nhận, đại diện bằng phần trăm của thị giá cổ phiếu, là thước đo lợi nhuận cụ thể mà các nhà đầu tư nhận được từ mỗi cổ phiếu
Báo cáo thường niên (annual report): là bản báo cáo của các công ty đại chúng phát hành – các công ty phát hành chứng khoán, xuất bản được công bố hằng năm nhằm phục vụ cho các cổ đông
Bảng cân đối kế toán (balance sheet): là một loại báo cáo tài chính phản ánh tất cả các khoản nợ và tài sản của một công ty
Giá trị sổ sách (book value): là giá trị cho biết giá trị tài sản của công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu quyết định ngừng hoạt động kinh doanh.
Giá trị vốn hóa thị trường (market capitalization): là thước đo quy mô của một doanh nghiệp và đồng thời cũng là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp và được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này.
Báo cáo tài chính (financial statement): là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
HỆ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG TRÊN GIÁ GHI SỔ (P/B – PRICE TO BOOK RATIO): là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu với giá trị ghi sổ của loại cổ phiếu đó.
HỆ SỐ THU NHẬP TRÊN TÀI SẢN (RETURN ON ASSETS – ROA): là một hệ số dùng để thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của công ty đó.
MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN VỐN (CAPITAL ASSET PRICING MODEL)
Mô hình định giá tài sản vốn đại diện cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn vào bất cứ tài sản gì thì cũng sẽ được bù đắp lại theo hai cách là bù đắp bằng giá trị tiền tệ theo thời gian và giá trị tiền tệ theo rủi ro.
TỶ LỆ CỔ TỨC TRÊN THỊ GIÁ CỔ PHẦN (DIVIDEND YIELD)
Chỉ số tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần là một công cụ hữu hiệu giúp phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào và giúp các nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào.
Tài khoản chứng khoán
Tài khoản chứng khoán: Là tài khoản mà các nhà đầu tư dùng để lưu và mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Sàn giao dịch: Là nơi trao đổi, mua bán chứng khoán.
Khối lượng giao dịch: Là số lượng chứng khoán được mua bán trong một phiên giao dịch.
Thanh khoản: Là tính dễ dàng mua bán chứng khoán.
Giao dịch và lệnh giao dịch
Giao dịch trong ngày (day trading) : Là việc nhà đầu tư mua và bán trong cùng một ngày
Giao dịch ký quỹ (Margin trading) : Là hình thức mà nhà đầu tư có thể vay tiền công ty chứng khoán để mua cổ phiếu – đòn bẩy tài chính.
Call margin, Giải chấp: mỗi công ty chứng khoán sẽ đưa ra hệ số và kèm theo công thức tính của nó. Nếu vi phạm tỷ lệ đó sẽ được gọi ký quỹ (Call Margin). Khi đó, bạn sẽ phải nộp thêm tiền vào hoặc phải bán ra một phần cổ phiếu để duy trì đúng tỷ lệ nợ an toàn.
Lệnh giới hạn LO: Là lệnh mua bán với mức giá chỉ định hay tốt hơn
Giá khớp lệnh: Là giá mua bán hiện tại của một cổ phiếu trên thị trường.
Lệnh điều kiện: Là lệnh được đặt đi kèm điều kiện và chỉ được thực hiện khi đạt điều kiện đã đặt ra.
Lệnh ATC: Là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa và được ưu tiên trước lệnh giới hạn LO khi so sánh khớp lệnh.
Lệnh ATO: Là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa và được ưu tiên trước lệnh giới hạn LO khi so sánh khớp lệnh.
Thuật ngữ chỉ số chứng khoán
Index: Là chỉ số thị trường chứng khoán phản ánh tình hình thị trường cổ phiếu, phản ánh mức vốn hóa của thị trường tại một thời điểm bất kỳ.
VN-Index: Chỉ số thể hiện sự biến động của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE.
HNX-Index: Chỉ số thể sự hiện biến động các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX.
Thuật ngữ giá chứng khoán
Mệnh giá: Mệnh giá là số tiền ghi trên cổ phiếu hay trái phiếu khi phát hành.
Thị giá: Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua, bán trên thị trường giao dịch tập trung.
Giá niêm yết: Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên và được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường.
Giá khớp lệnh: Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoán.
Giá mở cửa – Open Price: Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
Giá Cao nhất – High Price: High Price là giá cao nhất trong mộ phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.
Giá thấp nhất – Low Price: Low Price là giá thấp nhất trong một phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.
Giá đóng cửa: Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.
Giá tham chiếu: là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (là mức giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch gần nhất trước đó).
Biên độ giao động giá: Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu do nhà nước quy định (biên độ này có khác nhau theo từng sàn)
Giá sàn: Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá trần: Giá trần là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Xu hướng của thị trường chứng khoán
Thị trường bò (bull market): Thị trường giá lên, nhà đầu tư nhìn nhận tích cực.
Thị trường gấu (bear market): Thị trường giá xuống, nhà đầu tư nhìn nhận tiêu cực.
Môi giới: Là người trung gian, tư vấn mua hoặc bán chứng khoán để hưởng phí giao dịch.
Sở giao dịch chứng khoán: Là nơi nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu.
Hệ số Beta: Là thước đo về sự liên hệ giữa giá của cổ phiếu và sự chuyển động của toàn bộ thị trường.
Bộ lọc cổ phiếu
Bộ lọc cổ phiếu là công cụ để nhà đầu tư nhanh chóng tìm được cổ phiếu đạt tiêu chuẩn đầu tư.
Phân tích kỹ thuật
Bear trap (bẫy giá giảm): Là tín hiệu cho thấy thị trường đang có dấu hiệu đảo chiều, giảm giá sau 1 đợt tăng liên tiếp. Nhưng thực tế là thị trường lại tăng sau tín hiệu đó.
Bull trap (bẫy tăng giá): Ngược lại với bẫy giá giảm, bẫy tăng giá là 1 tín hiệu giả cho thấy thị trường đang có dấu hiệu đảo chiều tăng giá sau 1 đợt giảm giá liên tiếp.
Dead cat bounce: Là sự tăng giá biên độ nhỏ trong 1 đợt giảm giá mạnh.
Kỹ thuật Hedging: Là kỹ thuật mà nhà đầu tư dùng để phòng ngừa rủi ro từ những biến động của thị trường.
Thuật ngữ về công ty phát hành chứng khoán
Công ty niêm yết: Là tên gọi công ty đã thực hiện việc bán ra cổ phiếu đã được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán.
IPO: Là lần phát hành công khai đầu tiên của chứng khoán ra công chúng.
Giá trị vốn hóa: Là tổng giá trị số cổ phần của một công ty niêm yết hay tổng giá trị thị trường của một doanh nghiệp.
Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ: Dùng để so sánh giá trị thị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Lời kết
Trên đây là một số những thuật ngữ chứng khoán hay dùng trong đầu tư và phân tích cổ phiếu. Để vận dụng lưu loát cần nhà đầu tư tự bỏ thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thêm nhiều. Hãy cùng xem các bài viết về phân tích cổ phiếu và phân tích nhóm ngành chứng khoán của Moneytory để làm quen dần với các thuật ngữ này nhé. Như thường lệ, hãy để lại lời nhắn nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì ở mục comment nhé.