Cẩm nang crypto 2022: phân biệt coin và token

Theo dõi Moneytory trên
phân biệt coin và token

Token là một thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa ngày nay. Tuy nhiên việc phân biệt coin và token hiện vẫn còn gây ra nhiều hiểu nhầm ngay cả đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Dưới góc độ giao dịch, coin và token có thể sử dụng thay thế lẫn nhau không vấn đề gì. Tuy nhiên, dưới góc độ kĩ thuật chúng có sự khác biệt rất rõ rệt. Hãy cùng Moneytory tìm hiểu cách phân biệt 2 khái niệm tưởng quen mà lại lạ này nhé.

Token là gì?

Token là một loại tài sản mã hóa (cryptoasset) được phát hành và hoạt động trên một nền tảng blockchain sẵn có, ví dụ như Bitcoin, Ethereum, Waves…

định nghĩa token
Định nghĩa của Token. Nguồn: Moneytory

Với định nghĩa như vậy thì tất cả mọi Tài sản mã hóa (cryptoasset) đều được gọi là Token, bao gồm cả các loại Coin.

Các loại coin crypto
Minh họa các đồng gold coin crypto. Nguồn: Moneytory

Tuy nhiên có một số điểm khác biệt khá cơ bản về mục đích sử dụng của chúng như ở dưới đây.

Khác biệt coin và token (1) – sử dụng như tiền tệ

Thứ nhất, nếu các Coin được sinh ra với mục đích để làm một dạng Tiền tệ – tức là sở hữu và có thể dùng để giao dịch như tiền pháp định, thì Token hoạt động giống một dạng tài sản (hoặc cổ phần) nhiều hơn là tiền.

Ví dụ: Bitcoin (BTC) được sinh ra với mục đích là trở thành một đồng tiền thay thế cho Tiền pháp định; BTC là phần thưởng cho những Người tham gia có đóng góp (tạo ra các block mới trong blockchain Bitcoin); BTC sau đó được sử dụng như Tiền: dùng để giao dịch và trao đổi giá trị. Tuy nhiên, đó cũng là mục tiêu duy nhất của những người sáng tạo ra Bitcoin blockchain – một mạng lưới sinh ra và hoạt động chỉ để làm nền tảng cho đồng tiền BTC.

Khác biệt coin và token (2) – mức độ ứng dụng

Ở một góc độ khác, mặc dù cũng có đồng coin riêng của hệ thống là đồng Ether (ETH), tuy nhiên hệ sinh thái Ethereum sinh ra không chỉ với mục đích để đồng ETH cất cánh mà nó còn cho phép các nhà phát triển độc lập tạo ra những tài sản mã hóa (hay Token) của riêng họ dựa trên nền tảng sẵn có của Ethereum (phương thức ERC-20).

Các Token này được sử dụng như một dạng cổ phần mà các nhà phát triển độc lập có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, thường dùng nhất là để gọi vốn qua hình thức ICO – Initial Coin Offering, hoặc IEO – Initial Exchange Offering. Đọc thêm về các hình thức gọi vốn của các dự án Tiền mã hóa tại đây.

Khác biệt coin và token (3) – blockchain riêng biệt

Thứ hai, nói một cách nghiêm khắc, một đồng Coin chỉ thật sự là một đồng Coin chân chính khi nó thuộc về một blockchain riêng biệt của riêng nó. Ví dụ: Bitcoin, Litecoin hay Ether đều có blockchain của riêng chúng. Trong khi đó, một số đồng “Coin” khá nổi khác trên thị trường thực chất lại là Token được phát triển trên nền tảng của Ethereum (ERC-20), có thể kể tới một số cái tên khá nổi như:

  • Tether (USDT)
  • Shiba Inu (SHIB)
  • Basic Attention Token (BAT)
  • Hay như đồng AXS của Axie Infinity – một game blọckchain chơi để kiếm tiền khá nổi tiếng thời gian gần đây.

Sự khác nhau giữa coin và token (tổng kết)

  • Coin và Token đều là Tài sản mã hóa, nhưng Coin được sử dụng như một Tiền tệ trong khi Token là danh từ chung hơn trong 2 thứ và một số Token thực chất được sử dụng nhiều hơn với những mục đích khác ngoài Tiền tệ.
  • Coin chân chính sẽ có mạng lưới blockchain riêng của chúng, trong khi các loại Coin lai Token gần đây chủ yếu được phát triển dựa trên nền tảng của một blockchain mạnh mẽ khác để tiết kiệm công sức cũng như ngay lập tức tận dụng được sức mạnh sẵn có của blockchain chúng được phát triển dựa trên – mà nổi bật nhất là những Token trên nền tảng ERC-20 của Ethereum.
  • Một điểm nữa cần lưu ý với các Token/Coin được phát triển dựa trên nền tảng blockchain có sẵn là chúng sẽ tương thích tự động với các ví nóng cũng như lạnh của nền tảng đó ngay lập tức – cũng là một điểm khá tiên tiến so với các đồng Coin “truyền thống” khác

Các loại Token

Chúng ta đã bàn về tính ứng dụng cao hơn của Token so với Coin, vậy chính xác thì Token còn được sử dụng với mục đích gì ngoài Tiền tệ ra? Sau đây là một số loại Token thường gặp.

Platform tokens

Đây là dạng token sử dụng cơ sở hạ tầng blockchain để cung cấp các ứng dụng phi tập trung (hay còn gọi là dApps) cho các mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: Tether (USDT) được phân loại là stablecoin. Đơn giản vì nó được neo cùng với đồng tiền Đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1. Nhưng nó cũng có thể được phân loại là platform token vì nó được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum được sử dụng rộng rãi.

Do việc tận dụng cơ sở hạ tầng blockchain của bên khác nên nó được hưởng lợi từ các chuỗi khối mà chúng xây dựng như việc có được bảo mật nâng cao và khả năng hỗ trợ hoạt động giao dịch.

NFT (Non-fungible tokens)

NFT là một loại tài sản mã hóa không thể thay thế. Khác với các loại token khác, ví dụ như BTC có tính chất có thể thay thế (fungible) nghĩa là đồng BTC nào cũng như đồng BTC nào, NFT được tạo ra mang tính chất duy nhất – mỗi một NFT tạo ra nếu được lựa chọn là chỉ có 1 bản thì NFT đó mãi mãi chỉ có 1 bản mà thôi.

Nhờ tính chất độc đáo đó của NFT mà chúng đã và đang tạo ra được một cơn sốt đầu cơ lớn trên toàn thế giới. Về cơ bản bạn đọc chỉ cần hiểu NFT cũng là một loại tài sản mã hóa, một loại Platform token như đã bàn ở trên nhưng chúng là độc nhất vô nhị.

Xem thêm các nền tảng NFT phổ biến nhất tại đây. Nhưng có thể kể ra một số cái tên như:

Security tokens

Security token có thể đại diện cho quyền lợi về tài sản của nhà đầu tư (NĐT). Lấy ví dụ các NĐT trên nền tảng Meridio có thể giao dịch bằng các tokens đại diện cho cổ phần bất động sản và thanh toán bằng đồng DAI. Trong khi Fluidity Factora cho phép mọi người đầu tư vào bất động sản ở Brooklyn, New York bằng cách thanh toán bằng đồng DAI.

Trong trường hợp token thể hiện quyền sở hữu đối với tài sản ngoài chuỗi, chẳng hạn như bất động sản, thiết bị, hóa đơn phải trả hoặc doanh nghiệp, tương tự như cổ phiếu, giá trị của security token được liên kết trực tiếp với giá trị của tài sản. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản càng có giá trị thì token càng có giá trị.

Transactional tokens

Transactional tokens được sử dụng để giao dịch. Nói cách khác chúng đóng vai trò như một dạng đồng tiền đơn vị và được trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. Các token dạng này thường hoạt động giống như các loại tiền tệ truyền thống.

Ví dụ với các loại tiền điện tử phi tập trung, chẳng hạn như BTC, USDT và DAI, người dùng có thể thực hiện giao dịch mà không cần trung gian truyền thống hoặc Chính phủ. Ngoài chức năng như một loại tiền tệ, DAI cung cấp hiệu suất giao dịch cho các mạng khác. Lấy ví dụ POA Network đã tạo ra xDai, một transactional token giống Dai sống trên một sidechain, cho phép thực hiện các giao dịch nhanh chóng, không tốn kém.

Utility tokens

Utility tokens được tích hợp vào một giao thức hiện có trên blockchain và được sử dụng để truy cập các dịch vụ của giao thức đó. Chúng không được tạo ra để đầu tư trực tiếp như security tokens. Nhưng có thể được sử dụng để thanh toán các dịch vụ trong hệ sinh thái cụ thể của chúng.

Mối quan hệ giữa nền tảng và utility token là cộng sinh. Nền tảng thì cung cấp bảo mật cho utility token trong khi token lại cung cấp hoạt động mạng cần thiết để tăng cường nền kinh tế của nền tảng.

Governance tokens

Khi các giao thức phi tập trung liên tục phát triển, nhu cầu tinh chỉnh các quy trình ra quyết định xung quanh chúng là rất quan trọng. Quản trị theo chuỗi cho phép tất cả các bên liên quan cộng tác, tranh luận và bỏ phiếu về cách quản lý hệ thống.

Các governance tokens cung cấp năng lượng cho các hệ thống bỏ phiếu dựa trên blockchain. Vì chúng thường được sử dụng để báo hiệu sự ủng hộ cho các thay đổi được đề xuất và bỏ phiếu cho các đề xuất mới. Giả dụ trong Giao thức Maker, mã thông báo quản trị là MKR.

Đầu tư coin và token ở góc độ của nhà đầu tư

Thực ra như đã bàn ở trên, hiện nay các đồng Coin mới tự phát triển nền tảng blockchain của riêng họ gần như đã không còn nhiều. Thay vào đó các nhà phát triển sẽ lựa chọn phát triển các Token dựa vào sức mạnh sẵn có của các nền tảng blockchain sẵn có. Cũng bởi lý do đó, các Token thường được bảo trợ bởi các dự án chúng đại diện cho.

Ở góc độ này thì Token sẽ luôn có giá trị nếu các dự án chúng đại diện cho còn hoạt động và còn giá trị. Trong khi Coin sinh ra với mục tiêu thay thế hoặc ít nhất cũng trở thành đối trọng của Tiền pháp định – trở thành công cụ thanh toán mới trên thế giới. Chúng không đại diện cho một dự án cụ thể nào và các đồng Coin khác nhau cũng hoàn toàn chỉ là “giẫm chân lên nhau” bởi chúng sinh ra với cùng 1 mục đích.

Nói tóm lại Token đại diện nhiều hơn cho nền tảng công nghệ chúng đại diện, ở đây là blockchain hơn là mục đích trở thành Tiền tệ. Coin thì chỉ có giá trị để thanh toán giao dịch. Vậy nên Moneytory nghĩ rằng đầu tư vào Token sẽ có nhiều tính thực tế hơn là Coin.

Bài viết liên quan

Khi Các Thị Trường Giao Thoa
Khi Các Thị Trường Giao Thoa

Một tin chấn động !!! Đã bao giờ việc tiếp cận nguồn vốn luôn là một đề tài muôn thuở từ khi tiền tệ được phát minh. Khi mà những

Tổng hợp về NFT
Cẩm nang NFT cho người mới bắt đầu

NFT (Non fungible token) là một lĩnh vực tương đối mới mẻ ứng dụng công nghệ blockchain. Và để giúp đỡ những người chơi/nhà đầu tư mới bắt đầu ở

NFT art
NFT Art Finance – Dễ dàng tiếp cận

Khi các dự án NFT ngày càng nở rộ, việc một marketplace có thể tiếp cận thị trường được thể hiện qua việc hạn chế hoặc loại bỏ các rào