Lãi kép là gì? Công cụ tính lãi kép online

Theo dõi Moneytory trên
Lãi kép là gì-finpedia

“Lãi kép là gì”, “khác biệt giữa lãi kép và lãi đơn là gì” hay “những hình thức đầu tư nào có lãi kép” là 3 trong số những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất đối với những nhà đầu tư cá nhân. Nếu bạn thử tìm kiếm từ khóa “lãi kép là gì” hoặc “cách tính lãi kép” thì cơ hội là bạn sẽ tìm được những kết quả như “lãi kép kỳ quan thứ 8 của thế giới” (câu này hay bị trích dẫn nguồn là của Einstein nhưng cái này Moneytory cũng không khẳng định đâu nhé, thực ra cũng có khá nhiều tranh cãi xung quanh chủ đề này).

Dù là gì đi nữa thì nhìn chung tất cả đều thừa nhận tính ưu việt của lãi kép trong đầu tư. Và Moneytory cũng muốn nhấn mạnh là chúng ta càng đầu tư sớm càng đều đặn thì tính ưu việt của lãi kép và hiệu quả nó mang lại càng lớn trong tương lai.

Lãi kép là gì?

Định nghĩa lãi kép
Định nghĩa lãi kép. Nguồn: Moneytory.vn

Lãi suất kép (hay lãi kép): được hiểu đơn giản là lãi được nhận sau một chu kì không được rút ra mà cộng dồn tất cả lại để lấy lãi tốt hơn trong những chu kì tiếp theo.

Ví dụ lãi kép

Bạn gửi 10 triệu tiền tiết kiệm vào ngân hàng TCB với lãi suất 6%/năm kỳ hạn 1 năm.

Sau 1 năm, bạn sẽ có: 10,000,000 tiền gốc và 6% * 10,000,000 = 600,000 tiền lãi. Tổng là 10,600,000 VNĐ.

Bạn tiếp tục gửi tổng số tiền đó vào một chương trình gửi tiết kiệm với lãi suất vẫn là 6%/năm, kỳ hạn 1 năm.

Sau năm thứ 2, bạn sẽ có: 10,600,000 VNĐ tiền gốc và 6% * 10,600,000 = 636,000 VNĐ tiền lãi. Tổng là: 11,236,000 VNĐ

Tiếp tục gửi tiết kiệm, tới hết năm 3 bạn có:

11,236,000 VNĐ tiền gốc + 6% * 11,236,000 = 674,160 VNĐ tiền lãi. Tổng cộng là: 11,910,160 VNĐ.

Sau ví dụ này chúng ta rút ra được 3 điều như sau:

  1. Sau 3 năm gửi tiết kiệm, chúng ta thực tế lãi được 19.11%, tức là trung bình lãi 6.37%/năm
  2. Giả sử chúng ta gửi số tiền 10,000,000 ban đầu vào một chương trình tiết kiệm kỳ hạn 3 năm, lãi suất 6% (thường hiện tại lãi gửi kỳ hạn 3 năm với 1 năm như nhau). Thì tổng tiền chúng ta có tại thời điểm cuối năm 3 là: 10,000,000 + 600,000 * 3 = 11,800,000 VNĐ so với 11,910,160 VNĐ của việc tái gửi tiết kiệm 3 kỳ mỗi kỳ 1 năm.
  3. Như vậy là nếu chúng ta chia gói gửi tiết kiệm ra 3 kỳ, mỗi kỳ 1 năm và tái gửi đều đặn thì chúng ta sẽ có lời hơn nhờ vào lãi kép

Công thức tính lãi kép

A = P (1+ [r/n]) ^ nt

Trong đó

  • A = Tổng số tiền tại thời điểm kết toán
  • P = Số tiền khởi đầu
  • r =  Lãi suất theo năm
  • n = Số lần ghép lãi trong 1 năm, ví dụ: nếu ghép lãi theo tháng thì n = 12, theo tuần thì n = 52
  • t = Số năm ghép lãi

Áp dụng công thức này vào ví dụ phía trên

A = P (1+ [r/n]) ^ nt

Trong đó

  • P = 10,000,000
  • r =  6%
  • n = 1 (vì lãi gửi tiết kiệm tính lãi 1 năm 1 lần)
  • t = 3

Vậy là:

A = 10,000,000 * (1 +[6%/1])^(1*3) = 10,000,000 * (1.06)^3=10,000,000 * 1.191016 = 11,910,160

Cách tính lãi kép Excel

Áp dụng công thức tính lãi kép phía trên chúng ta có thể dễ dàng tính được A, hoặc P trong mọi tình huống.

Mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn nếu như bạn muốn cho thêm vào công thức những khoản đầu tư bổ sung định kỳ.

Giả sử như thế này đi, bạn bắt đầu gửi tiết kiệm 10 triệu. Nhưng sau đó bạn lại quyết định có thể dành ra thêm được 2 triệu mỗi tháng. Giả sử ngân hàng có chương trình cho phép gửi tiết kiệm gửi góp đi, thì tới cuối năm thứ 3 bạn sẽ có tổng cộng bao nhiêu tiền?

Tới đây thì bạn sẽ không thể áp dụng công thức tính lãi kép đơn giản ở trên nữa.

Cách đơn giản nhất để tính bài toán này là bạn sẽ sử dụng Excel.

Công thức mà chúng ta sẽ sử dụng trong Excel là hàm FV (future value) và có sửa đổi một chút.

= FV(rate,nper,pmt,[pv],[type])

Trong đó

  • FV = Số tiền cuối sau khi sử dụng lãi kép
  • rate = Lãi suất (lãi kép) theo năm
  • nper = Tổng số lần lãi gộp = số năm * số kỳ tính lãi/năm
  • pmt = Số tiền bổ sung định kỳ
  • pv = Số tiền khởi đầu, nếu bạn không bắt đầu bằng một số tiền nào thì số này = 0
  • type = Chọn 0 hoặc 1. Chỉ số này để phân biệt số tiền bạn nộp bổ sung được tính lãi đầu kỳ hay cuối kỳ chúng được nộp vào. Nếu bỏ qua không điền vào công thức, chỉ số này mặc định là 0.

Rồi, bây giờ chúng ta sẽ thử tính xem nếu bạn bổ sung 2 triệu tiết kiệm mỗi tháng thì tới cuối năm 3 tổng số tiền bạn sẽ thu về được bao nhiêu sử dụng Excel nhé.

Trong đó

  • rate = 6%/12 (vì 2,000,000 sẽ được hưởng lãi gộp theo tháng)
  • nper = 12 * 3 = 36
  • pmt = 2,000,000
  • pv = 10,000,000
  • type = 0 (bỏ qua không cần cho vào trong công thức)

Như vậy, sau 36 tháng tổng số tiền chúng ta thu về sẽ là

Ví dụ tính lãi kép
Tính lãi kép theo tháng. Nguồn: Moneytory.vn

(*) Một mẹo nhỏ là các bạn nhập liệu 2 biến pmt và pv là số âm (thêm dấu – ) ở phía trước nhé, để giá trị FV cuối cùng sẽ ra giá trị dương.

Như vậy là sau 3 năm (36 tháng), chúng ta sẽ thu về 90,639,015 VNĐ. Trong đó bao gồm 10,000,000 + 2,000,000 * 36 = 72,000,000 = 82,000,000 VNĐ tiền gốc và 8,639,015 VNĐ tiền lãi.

Tính ra thực lãi của ví dụ này sẽ là: 8,639,015/82,000,000 = 10.5% (1)

Nếu không có chương trình gửi tiết kiệm lãi gộp, phương án duy nhất của chúng ta là:

  1. Gửi 1 gói tiết kiệm 10,000,000 thời hạn 1 năm.
  2. Hết năm 1, gửi 1 gói tiết kiệm 34,000,000 (10 + 24 triệu) thời hạn 1 năm.
  3. Hết năm 2, gửi tiếp 1 gói tiết kiệm 58,000,0000 (34 + 24 triệu) thời hạn 1 năm.
  4. Hết năm thứ 3, rút 3 gói trên + có thêm 24,000,000 tiền để dành.

Tới hết năm thứ 3, tổng số tiền thu về sẽ là:

[10,000,000 * 6% * 1] + [34,000,000 * 6% * 1] + [58,000,000 * 6% * 1] + [24,000,000 * 3 + 10,000,000] = 88,120,000 VNĐ

Bao gồm 82,000,000 VNĐ tiền gốc và 6,120,000 VNĐ tiền lãi, tương đương 7.5% lãi (2)

Đó là 1 sự khác biệt rất lớn giữa (2) và (1), đúng không nào?

Công cụ tính lãi kép

Moneytory có chuẩn bị sẵn 1 bảng tính lãi kép dưới đây:

Bạn đọc có thể tùy chỉnh để tính lãi kép dựa vào việc điền các thông số như sau (điền trực tiếp vào bảng tính ở trên, các ô màu vàng là trường nhập dữ liệu)

  1. Số tiền lúc bắt đầu
  2. Lãi suất dự kiến theo năm
  3. Số Kỳ tính lãi trong năm, ví dụ: nếu tính lãi theo tháng số này sẽ là 12, còn theo tuần số này là 52, ngày là 365.
  4. Số năm
  5. Khoản góp định kì tương ứng với (3) – theo năm/tháng hoặc tuần, ngày
  6. Là kết quả Tổng tiền sẽ thu về sau khi đáo hạn.

Lãi kép trong đầu tư

Thực tế là đã có quá nhiều ca ngợi tung hô về sức mạnh thần thánh của lãi kép rồi. Đã có quá nhiều spreadsheet dẫn giải ví dụ “nếu bạn đầu tư từ năm xx tuổi” “lãi kép là y %” thì “sau zz năm” bạn sẽ có “XXL tiền”.

Nhưng câu hỏi là “Chúng ta đầu tư vào kênh nào thì sẽ có lãi kép đều đặn được như vậy trong từng đấy năm?”

Quay lại với ví dụ gửi tiết kiệm đã nói ở trên. Thực tế là gì? Thực tế là hiện nay hầu hết các ngân hàng đều không có chương trình tiết kiệm gửi góp, ngoại trừ VPBank (nhưng lãi thì cũng xa xa không bằng được 6% như trong ví dụ).

Dành cho bạn nào quan tâm tới chương trình tiết kiệm gửi góp Easy Saving của VPBank, hãy bấm vào đây!

Không có chương trình tiết kiệm gửi góp có nghĩa là chúng ta phải liên tục tái gửi tiết kiệm mỗi năm nếu muốn có lãi kép.

Còn những hình thức đầu tư khác thì sao? Có hình thức nào thật sự sinh ra lãi kép không?

Câu trả lời là: tất cả các hình thức đầu tư mà có lãi suất và kỳ hạn cố định thì trên lý thuyết đều có thể tạo ra lãi kép! Bởi vì cũng giống như gửi tiết kiệm, cứ hết kỳ hạn là chúng ta có thể tái đầu tư cả gốc lẫn lãi của kỳ vừa hết hạn vào kỳ hạn mới. Một số ví dụ như sau:

  • Chứng chỉ tiền gửi: tương tự hình thức gửi tiết kiệm, nhưng thường có lãi suất tốt hơn gửi tiết kiệm, đi kèm là yêu cầu số tiền gửi cao hơn hình thức gửi tiết kiệm cá nhân khá nhiều.
  • Đầu tư trái phiếu
  • Gửi tiết kiệm không kỳ hạn với các ứng dụng đầu tư tài chính:

Ví dụ: Infina hiện đang có chương trình gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất 7.2%/năm (cao hơn rất nhiều so với lãi suất không thời hạn của các ngân hàng truyền thống). Nếu bạn gửi định kỳ sử dụng chương trình này thì bạn cũng có thể tận dụng được lãi kép. Tất nhiên là những chương trình như thế này sẽ không thể kéo dài mãi mãi được.

Một lưu ý cực lớn nữa mà Moneytory muốn gửi tới các bạn, đó là Lãi kép cũng xuất hiện trong những khoản nợ nữa nhé. Tức là Lãi kép cũng có thể chống lại bạn nếu như bạn là người đi vay.

Tương tự như đầu tư, bất kỳ một khoản nợ nào có kỳ hạn và lãi suất cố định đều có tính chất lãi kép trong đó.

Các khoản nợ như nợ trả góp mua nhà, nợ vay tiêu dùng hoặc nợ thẻ tín dụng đều sẽ áp dụng lãi kép nếu bạn không thanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán đầy đủ số nợ định kỳ phải trả.

Tư duy lãi kép

  • Đầu tư càng sớm và càng đều đặn càng tốt. Đầu tư ở đây có lẽ sẽ chỉ gói gọn trong các hình thức có lãi suất và kỳ hạn cố định như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên một trong những yếu tố khiến lãi kép sinh ra ảnh hưởng lớn đó chính là thời gian.

Quay trở lại ví dụ gửi tiết kiệm. Nếu chúng ta thay vì gửi 3 năm, mà sẽ gửi 30 năm thì sao?

Câu trả lời là bạn sẽ có 2,069,255,837 VNĐ bao gồm 730,000,000 VNĐ tiền gốc và 1,339,255,837 VNĐ tiền lãi nhé. Bạn đã thấy sức mạnh khủng khiếp của lãi kép chưa.

  • Tránh xa các khoản nợ và nếu có nợ, hãy cố gắng thanh toán đúng hạn càng sớm càng tốt. Vì như đã nói ở trên, lãi kép trong các khoản nợ là kẻ thù đáng sợ nhất mà các bạn có thể có. Hãy cố gắng đừng tạo cho mình kẻ thù này.

Lời kết

Như vậy là Moneytory đã gửi tới các bạn bài viết về Lãi kép là gì và cách tính lãi kép theo năm, cũng như chia sẻ 1 công cụ tính lãi kép online cho bạn đọc.

Hi vọng là những thông tin chúng tôi cung cấp ở đây có ích trong quá trình tìm hiểu về lãi kép.

Hãy ủng hộ Moneytory bằng cách để lại lời nhắn hoặc câu hỏi trong mục Bình luận phía dưới!


FAQ – Câu hỏi thường gặp

Lãi kép chứng chỉ quỹ (CCQ)?

Đầu tư chứng chỉ quỹ (CCQ) có lãi kép không? Câu trả lời là Không. Đầu tư CCQ không có lãi suất và kỳ hạn cố định nên không có lãi kép bạn nhé!

Lãi kép tiếng Anh là gì?

lãi kép là gì-finpedia

Lãi kép tiếng Anh là Compounded (or compounding) interest.

Tính lãi kép online?

Lãi kép là gì-finpedia

Bạn có thể sử dụng công cụ tính lãi kép online tại đây.

Làm gì để sinh lãi kép?

lãi kép là gì-finpedia

Cách duy nhất để sinh lãi kép là chúng ta phải đầu tư vào những khoản đầu tư có lãi suất và kỳ hạn cố định như gửi tiết kiệm, đầu tư cổ phiếu trả cổ tức,…

Tính lãi kép theo tháng

Bài viết liên quan

hướng dẫn đầu tư cổ phiếu nhập môn-finpedia
Cẩm nang đầu tư cổ phiếu nhập môn

Bạn đang muốn đầu tư chứng khoán (cổ phiếu) nhưng chưa có kiến thức cơ bản? Chúc mừng, bạn đã tới đúng nơi cần tới rồi đó – Moneytory sẽ