Phong cách giao dịch Forex của bạn là gì?

Theo dõi Moneytory trên
phong-cách-giao-dịch-forex-finpedia

Xác định phong cách giao dịch Forex là 1 bước khởi đầu vô cùng quan trọng (và cần thiết) trước khi bước vào thực chiến.

Chỉ khi bạn xác định được mình phù hợp với phong cách giao dịch nào, bạn mới có thể định hình được chiến thuật giao dịch phù hợp, và chỉ khi bạn có 1 chiến thuật hợp lý, bạn mới có thể tạo ra lợi nhuận trên thị trường.

Hãy cùng Moneytory đi sâu tìm hiểu xem có những phong cách giao dịch Forex nào và bạn phù hợp với phong cách nào nhất trong bài viết dưới đây!

Có những phong cách giao dịch Forex nào?

Trên thị trường Forex có 4 phong cách giao dịch chính dưới đây, sắp xếp theo thứ tự thời gian người giao dịch thường giữ (hold) 1 vị thế (hoặc lệnh) giảm dần:

Lưu ý là thời gian nắm giữ vị thế càng dài thì (thường là) thời gian người giao dịch dùng để giao dịch càng ít lại và ngược lại. Đơn giản là để tối đa hóa lợi nhuận thì người giao dịch ngắn hạn thường có xu hướng giao dịch nhiều lần hơn.

Position trading

Position trading, giao dịch theo vị thế, là 1 phong cách giao dịch nắm giữ vị thế (Mua hoặc Bán) trong thời gian tương đối dài.

Người giao dịch theo phong cách này tin tưởng vào độ mạnh yếu của cặp tiền tệ (hoặc tài sản) mà họ giao dịch trong dài hạn và không quan tâm nhiều tới những biến động giá trong ngắn hạn.

Người giao dịch theo phong cách Position trading, do đó, có thể mở và giữ 1 vị thế trong thời gian dài, thậm chí tính bằng tháng hoặc năm. Đây cũng là 1 phong cách giao dịch có lẽ là hiếm có khó tìm trong làng trader, bởi giữ lệnh lâu sẽ rất tốn kém phí swap (phí qua đêm); cũng như chẳng ai có thể đoán trước được tương lai đặc biệt là với những loại tài sản biến động mạnh như ngoại tệ hoặc hàng hóa (commodity) như dầu hoặc vàng.

position-trader-finpedia

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian: giao dịch theo phong cách này bạn sẽ ít quan tâm tới biểu đồ (chart) giá trong ngắn hạn nên hầu như sẽ không tốn thời gian vào những việc đó.

Nhược điểm

  • Bạn phải có kiến thức rất sâu về loại tài sản bạn giữ vị thế để có thể giao dịch kiểu này.
  • Vốn của bạn cũng phải mạnh để có thể đặt Stop loss rộng. Vì tính chất giữ vị thế lâu nên người giao dịch dạng này phải chấp nhận việc biến động tài khoản của họ rất lớn. Ví dụ như cặp Vàng USD (XAUUSD) thì việc 1 ngày nó giao động 30-40 giá cũng là bình thường. 30-40 giá với số lot là 10 thì tài khoản biến động $30-40K/ngày đó các bạn.

Swing trading

Swing trading là phong cách giao dịch Forex nắm giữ vị thế từ trung tới dài hạn.
swing-trading-finpedia

Người giao dịch phong cách này thường chọn vào lệnh những lúc thị trường có xu hướng rõ ràng (swing), và thường đóng vị thế khi xu hướng có dấu hiệu chấm dứt. Do đó phong cách giao dịch này thường kéo dài vài ngày tới vài tuần.

Ưu điểm

  • Người giao dịch phong cách này có thể mở (và giữ) nhiều vị thế hơn so với Position trading.
  • Lợi nhuận: nếu nắm bắt đúng xu hướng thị trường người giao dịch phong cách này có cơ hội kiếm được rất nhiều lợi nhuận.

Nhược điểm

  • Mất thời gian hơn so với Position trading: người giao dịch phong cách này (thường) sẽ cần khoảng 1 – 2 tiếng phân tích và nghiên cứu thị trường mỗi ngày
  • Rủi ro giữ lệnh qua đêm: do tính chất giữ lệnh qua ngày người giao dịch hệ Swing sẽ phải trả phí qua đêm (swap) nhiều.

Day trading

Day trading là phong cách giao dịch Forex chỉ mở và nắm giữ vị thế trong ngày.
day-trading-finpedia

Day trader chỉ mở và nắm giữ vị thế trong ngày – họ sẽ đóng vị thế ngay khi kết thúc phiên giao dịch.

Mục tiêu của phong cách day trading là để lợi dụng biến động giá trong ngày – mua thấp bán cao nhắm tìm kiếm lợi nhuận.

Người giao dịch phong cách Day trading thường chọn những cặp tiền tệ hoặc hàng hóa có biên độ biến động cao trong ngày như GBP/AUD, GBP/CAD hoặc cặp vàng usd XAU/USD, dầu USOIL,…

Ưu điểm

  • Giao dịch nhiều:
  • Không phí qua đêm:

Nhược điểm

  • Phí giao dịch hoặc spread lớn: hệ quả của việc giao dịch tần suất cao là người giao dịch phải trả phí giao dịch (hoặc spread) lớn hơn so với các phong cách giao dịch khác. Điều này đồng nghĩa với việc anh ta phải cân đối lại tỉ suất lợi nhuận để đảm bảo sau tất cả anh ta vẫn có lời.
  • Cần nhiều thời gian: đây có thể xem như 1 nghề toàn thời gian đối với nhà giao dịch lựa chọn phong cách này. Việc theo dõi để mở, đóng vị thế trong ngày tốn rất nhiều thời gian và gần như bạn sẽ không thể duy trì 1 công việc toàn thời gian khác!

Scalp trader

Scalp trading là phong cách đóng mở vị thế ngắn hạn nhất, thậm chí trong thời gian chỉ từ vài phút tới vài giờ, tối đa trong ngày (1 tệp nhỏ hơn của Day trading).
scalp-trading-finpedia

Như cái tên Scalp (cạo) gợi ý, Scalp trader là những nhà giao dịch cơ h ội, họ đóng mở 1 vị thế với mục tiêu tạo lợi nhuận (ít) nhưng nhanh nhất có thể. Bù lại, họ sẽ giao dịch với tần suất lớn trong ngày.

Những người giao dịch theo phong cách này cần có tính kỉ luật cao và 1 chiến thuật giao dịch hợp lý để có thể thích ứng với sự thay đổi (thường là thất thường) của thị trường.

Ưu điểm

  • Được giao dịch tần suất cao: không có thống kê cụ thể về những con số này nhưng những người giao dịch phong cách scalping có thể đóng mở vị thế vài chục lần/ngày là bình thường.
  • Lợi nhuận cao: nếu người giao dịch duy trì được tỉ lệ thắng (win rate) cao kèm với tần suất giao dịch lớn thì lợi nhuận từ scalping sẽ rất đáng kể.

Nhược điểm

  • Cần rất nhiều thời gian: đây có thể xem như 1 nghề toàn thời gian rồi. Người giao dịch hầu như cần phải sử dụng toàn thời gian để theo dõi thị trường nhằm đưa ra những quyết định đóng mở vị thế hợp lý nhằm tạo ra lợi nhuận.
  • Áp lực: đây là 1 nghề rất áp lực vì phải xử lý tình huống nhanh trong khi thị trường thì thay đổi tính theo mili-giây chứ không chỉ là giây nữa.
  • Phí giao dịch lớn: như đã nói ở trên thì tần suất giao dịch cao đồng nghĩa với phí giao dịch (commission fee) và spread cũng tỉ lệ thuận. Người giao dịch phong cách này phải hết sức cẩn thẩn đảm bảo tỉ lệ phí/lợi nhuận ở mức hợp lý.

Bạn phù hợp với phong cách giao dịch nào?

Để giúp bạn lựa chọn xem mình hợp với phong cách giao dịch nào nhất, Moneytory sẽ liệt kê 3 điểm mấu chốt dưới đây:

  1. Tính cách
  2. Thời gian có thể sử dụng để giao dịch,
  3. Kiến thức giao dịch Forex

Thực ra cả 4 phong cách giao dịch trên đều yêu cầu có kiến thức tốt về giao dịch Forex, chỉ có là loại kiến thức gì cần thiết hơn mà thôi. Bởi lẽ đó chúng tôi vẫn khuyên các bạn là hãy chuẩn bị tốt kiến thức về giao dịch trước khi bước chân vào thị trường.

Ngoài kiến thức ra, nếu bạn có thể chịu được áp lực cũng như có thời gian để giao dịch Forex thì bạn có thể phù hợp với các phong cách có tần suất giao dịch cao như Day trading hoặc thậm chí Scalp trading.

Ngược lại nếu bạn không có nhiều thời gian cũng như không muốn chịu quá nhiều áp lực, thì Position tradingSwing trading có lẽ sẽ phù hợp hơn.

Phong cách giao dịch khác với Phương pháp giao dịch như thế nào

Phong cách giao dịch Forex thì có thể gói gọn trong 4 loại kể trên. Tuy vậy các bạn không nên nhầm lẫn phương pháp giao dịch với phong cách giao dịch Forex.

Giao dịch Forex có rất nhiều phương pháp, có thể kể ra 1 số loại rất nổi tiếng và có thể bạn đã nghe qua như:

  • Trend trading: giao dịch theo xu hướng
  • Range trading: giao dịch theo vùng (kháng cự và hỗ trợ)
  • Breakout trading: giao dịch phá vỡ (breakout)
  • Reversal trading: giao dịch đảo chiều

Mà mỗi phương pháp giao dịch này đều xứng đáng có 1 bài viết riêng chuyên sâu mà chúng tôi sẽ gửi tới các bạn sau.

Câu hỏi thường gặp – FAQ

Phương pháp giao dịch Price Action

Đọc thêm bài viết chi tiết về Phương pháp giao dịch Price Action của Moneytory.

Bài viết liên quan