Thẻ tín dụng (credit card) ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam thời gian gần đây. Mặc dù vậy tỉ lệ sở hữu thẻ tín dụng của người Việt nhìn chung còn tương đối thấp: 4.1% so với 9.8% của Thái Lan, hay 48.9% của Singapore.
Thẻ tín dụng do đó vẫn còn tương đối mới mẻ với phần đông người Việt. Nếu được dùng đúng cách, Thẻ tín dụng là một đòn bẩy tài chính rất hữu ích. Moneytory hy vọng các bạn dành chút thời gian tìm hiểu về các lợi ích (cũng như những hạn chế) khi sử dụng thẻ tín dụng qua bài viết này nhé!
Có thể bạn cũng quan tâm:
- Top 10 thẻ tín dụng hoàn tiền nhiều nhất
- Top 08 thẻ tín dụng hoàn tiền mua sắm online tốt nhất
- Top 04 thẻ tín dụng hoàn tiền du lịch tốt nhất
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (credit card): là loại thẻ ngân hàng (hoặc các Tổ chức tín dụng) phát hành, cho phép người dùng thẻ “chi tiêu trước, trả tiền sau”. Đặc tính của thẻ tín dụng là cho phép người dùng thanh toán ngay cả khi trong tài khoản không có số dư.
Khi bạn sử dụng Thẻ tín dụng, bên nhà phát hành thẻ sẽ cấp cho bạn một hạn mức tín dụng nhất định. Hạn mức tín dụng này phụ thuộc vào loại thẻ bạn đăng ký ban đầu. Bạn có thể chi tiêu thanh toán số tiền Nằm trong hạn mức đó và khi tới hạn thanh toán bạn cần nạp/hoàn lại số tiền đã chi tiêu theo thỏa thuận ban đầu.
Hiện ở Việt Nam, thẻ tín dụng thường được các ngân hàng phối hợp với các đơn vị phát hành thẻ quốc tế lớn (Visa, MasterCard, American Express…) hợp tác phát hành. Gần đây cũng xuất hiện thêm hình thức Thẻ tín dụng nội địa – tức là Thẻ tín dụng phát hành độc lập bởi các ngân hàng trong nước. Nhưng các bạn lưu ý là Thẻ tín dụng quốc tế có thể sử dụng ngoài Việt Nam như trong trường hợp các bạn đi du lịch ở nước ngoài, còn Thẻ tín dụng nội địa thì chỉ có thể sử dụng ở Việt Nam.
Nhận diện Thẻ tín dụng
- Chất liệu: Thẻ nhựa cứng
- Kích thước tiêu chuẩn: 8.5 cm x 5.5 cm x 0.07 cm
- Mặt trước thẻ
- Biểu tượng tổ chức quốc tế phát hành thẻ (thường là Visa, MasterCard…)
- Tên và logo của ngân hàng phát hành
- Số thẻ và tên chủ thẻ: in nổi
- Thời gian hiệu lực của thẻ
- Ký tự an ninh
- Mặt sau thẻ
- Dải băng từ: chứa thông tin mã hóa của thẻ
- Ô chữ ký của chủ thẻ
- Mã bảo mật CVV (3 chữ số)
Các loại thẻ tín dụng
Theo chân sự phát triển của thị trường tài chính, các loại thẻ tín dụng là rất nhiều và phong phú tùy theo quốc gia. Tuy nhiên, phân chia chúng dựa vào Loại hình ưu đãu thì có một số loại thẻ chính như sau:
Thẻ tín dụng tích lũy điểm thưởng
Người dùng được tích điểm cho mỗi lần thanh toán bằng thẻ này. Điểm tích lũy có thể sử dụng để đổi lấy quà tặng, ưu đãi hoặc các chương trình khuyến mãi với các nhà bán có hợp tác với đơn vị phát hành thẻ.
Xem thêm: Top 10 thẻ tín dụng tích điểm tốt nhất
Thẻ tín dụng hoàn tiền (thẻ cash back hay thẻ hoàn tiền)
Người dùng sẽ được hoàn tiền theo một tỉ lệ phần trăm nhất định khi mua sắm bằng thẻ này. Tất nhiên thường thì người dùng thẻ cũng phải chi tiêu đạt một ngưỡng nhất định mới được ngân hàng hoàn tiền. Số tiền hoàn được trả lại vào tài khoản của khách hàng cuối mỗi kì sao kê. Tỉ lệ hoàn tiền tùy vào chương trình ưu đãi của ngân hàng và tùy vào lĩnh vực mua sắm (mã danh mục).
Xem thêm: Các mã danh mục (mã ngành hàng) thường được hưởng ưu đãi hoàn tiền thẻ tín dụng
Tuy nhiên các bạn lưu ý đọc kĩ điều kiện hoàn tiền vì thường ngân hàng sẽ kèm theo điều kiện số tiền tối đa được hoàn chứ không thả nổi theo phần trăm.
Xem thêm: Top 10 thẻ tín dụng hoàn tiền cao nhất
Ví dụ: ở hình trên là điều kiện hoàn tiền của thẻ tín dụng phát hành bởi ngân hàng VPBank.
Giả sử bạn là người có mức chi tiêu mỗi tháng >= 25 triệu thì đây lại là một bài toán để tối đa hóa lợi ích bạn có thể lấy được từ thẻ tín dụng hoàn tiền này. Câu hỏi là bạn nên chi tiêu như thế nào để tối đa hóa số tiền được hoàn lại với những điều kiện như trên.
Dưới đây là một ví dụ về cách tính tiền hoàn lại của ngân hàng:
Như vậy là khách hàng này đã tiêu tổng cộng 28 triệu và được hoàn lại 1,015,000 đồng (khoảng 3.6% trên tổng số tiền tiêu).
Quay trở lại bài toán ban đầu: nếu chúng ta tiêu 10 triệu cho Ăn uống và Thời trang, và 15 triệu cho giao dịch chi tiêu khác, chúng ta cũng sẽ được hoàn 1,015,000 đồng, nhưng “chỉ” phải tiêu 25 triệu (tức được hoàn gần 4.1% trên tổng số tiền tiêu). Rõ ràng là khách hàng ở ví dụ trên đã không tối đa hóa được lợi ích của thẻ hoàn tiền mang về. Tip ở đây là nếu các bạn nắm rõ chi tiêu hàng tháng của mình ở mức nào thì hãy chọn loại thẻ phù hợp để tối ưu hóa các ưu đãi chúng mang lại.
Thẻ tín dụng rút tiền mặt
Là thẻ cho phép khách hàng rút tiền mặt miễn phí hoặc với phí rút tiền mặt thấp.
Xem thêm: Các thuật ngữ thẻ tín dụng thường gặp
Thẻ tín dụng tích dặm bay
Là loại thẻ tín dụng có ưu đãi phù hợp cho nhóm khách hàng thường xuyên di chuyển bằng máy bay. Với mỗi số tiền chi tiêu nhất định, chủ thẻ sẽ được tích dặm bay (mile) vào thẻ. Chủ thẻ có thể sử dụng số dặm bay này để đổi vé từ các hãng hàng không liên kết cũng như các ưu đãi khác như dịch vụ phòng chờ hay trả góp vé máy bay lãi suất 0%.
Xem thêm: Top 10 thẻ tín dụng tích dặm tốt nhất
Phân biệt Thẻ tín dụng và Thẻ ghi nợ
Moneytory đã có bài viết chi tiết hơn về phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Tóm tắt lại:
- Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ chi tiêu số tiền không nằm trong tài khoản thanh toán
- Thẻ ghi nợ chỉ cho phép chủ thẻ chi tiêu số tiền nằm trong tài khoản thanh toán
- Thẻ tín dụng thường có nhiều ưu đãi như hoàn tiền, tích điểm tích dặm để khuyến khích người dùng thanh toán/chi tiêu còn thẻ ghi nợ (debit) thường có ít những ưu đãi như vậy hơn.
- Tuy nhiên sử dụng thẻ tín dụng yêu cầu sự hiểu biết về lãi suất trả chậm cũng như các khoản phí phạt nếu chủ thẻ trả nợ tín dụng không đúng hạn để tránh lâm vào vòng xoáy nợ nần.
Lợi ích sử dụng thẻ tín dụng
- Lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất là bạn có thể “mua trước, trả tiền sau” rồi. Chi tiêu mua sắm mà không cần tiền mặt. Tất nhiên đây cũng không hoàn toàn là lợi ích miễn phí của ngân hàng dành cho bạn mà nó cũng chính là rủi ro lớn nhất khi bạn sử dụng Thẻ tín dụng. Tuy nhiên chúng ta sẽ bàn chi tiết về rủi ro này ở phần sau của bài viết.
- Có nhiều ưu đãi dành cho chủ thẻ: hoàn tiền, tích điểm, tích dặm bay…Và như ở ví dụ nói trên, nếu bạn đầu tư một chút vào kế hoạch chi tiêu của bản thân/gia đình để tối ưu hóa lợi ích thì sở hữu một chiếc Thẻ tín dụng thực ra là một ý tưởng không hề tồi.
- Có nhiều ưu đãi hoặc khuyến mãi đặc biệt nếu sử dụng thẻ trong hệ sinh thái của ngân hàng/tổ chức phát hành thẻ: ví dụ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba với giá rẻ hơn, mua hàng trả góp lãi suất 0%…
- Sự tiện dụng và tính thông dụng cao: thẻ tín dụng có thể được sử dụng để thanh toán cả online và offline. Không những thế, bạn còn có thể sử dụng để thanh toán quốc tế.
Bất lợi thẻ tín dụng
Rủi ro lớn nhất khi sử dụng Thẻ tín dụng đó là bạn sẽ bị tính lãi suất + phí phạt trên số tiền trả chậm, thông thường lãi suất này có thể lên tới 40%/năm tùy tổ chức phát hành.
Cách tính lãi trả chậm Thẻ tín dụng
Thông thường ngân hàng có 45 tới 55 ngày miễn lãi cho chủ thẻ tín dụng (tính từ ngày sao kê tháng này tới ngày sao kê tháng tiếp theo và cộng thêm 15-25 ngày) Thời gian miễn lãi là khoảng thời gian ngân hàng cho phép bạn được thanh toán bằng số tiền trong thẻ tín dụng mà không phải trả thêm chi phí nào khác. Sau khoảng thời gian miễn lãi bạn sẽ phải trả nợ tín dụng cùng khoản tiền là lãi suất theo số dư nợ.
Ví dụ cách tính lãi thẻ tín dụng
Trường hợp 1: Bạn tiêu 10 triệu trong tháng 3 và thanh toán toàn bộ trước ngày 16/4 thì bạn sẽ không bị tính lãi suất.
Trường hợp 2: Bạn tiêu 10 triệu trong tháng 3 và không thanh toán trước ngày 16/4 thì bạn sẽ bị tính lãi suất theo quy định của ngân hàng. Cụ thể: bạn chi tổng cộng 10 triệu từ ngày 16/3 (ngày cuối bạn thực hiện thanh toán), đến sau ngày 16/4 bạn không trả sẽ bị tính lãi suất 30 ngày. Lãi ngày = lãi năm/365 * số ngày bị tính lãi. Trong trường hợp này thì bạn sẽ bị tính lãi: 40%/365 * 30 * 10,000,000 = 328,767 VND.
Trường hợp 3: Bạn chi tiêu 8 triệu vào ngày 10/3, chi thêm 2 triệu vào 16/3, đến ngày 20/3 bạn trả 5 triệu vào thẻ, tuy nhiên đến sau ngày 16/4 bạn không trả nốt 5 triệu thì ngân hàng sẽ tính lãi như sau:
- 10/3 – 15/3: tính lãi trên số nợ 8 triệu
- 16/3 – 20/3: tính lãi trên số nợ 10 triệu
- 20/3 – 16/4: tính lãi trên số dư nợ 5 triệu (vì đã trả 5 triệu hôm 20/3)
Vị chi là bạn phải trả: 40%/365*5*8,000,000 + 40%/365*4*10,000,000 + 40%/365*26*5,000,000 = 230,1367 VND
Bạn thấy đó, khi sử dụng thẻ tín dụng hãy trả nợ càng sớm càng tốt, có bao nhiêu trả bấy nhiêu. Nếu tháng này bạn không trả đủ số tiền nợ trong sao kê, tháng sau không nên sử dụng vì mọi chi tiêu sẽ bị tính lãi.
Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm bài viết chi tiết về cách tính lãi thẻ tín dụng tại đây.
Mở thẻ tín dụng như thế nào?
Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu hồ sơ mở thẻ khác nhau nhưng nhìn chung đều yêu cầu các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh thông tin cá nhân: Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân / Chứng minh Quân đội
- Hồ sơ thông tin cư trú: Sổ hộ khẩu/ Bằng lái xe
- Hồ sơ chứng minh tài chính: Sao kê lương, phiếu lương,….
- Giấy tờ chứng minh công việc: Hợp đồng lao động/ Quyết định nâng lượng, bổ nhiệm,….
Nếu bạn không làm việc tại một doanh nghiệp, tổ chức nào hay không nhận lương chuyển khoản thì vẫn có thể mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn mang hồ sơ tới các quầy giao dịch yêu cầu mở thẻ hoặc lựa chọn mở thẻ tín dụng online và nhận thẻ ngay tại nhà.
Lời kết
Thẻ tín dụng là một công cụ đòn bẩy tài chính khá tuyệt vời, đặc biệt là cho những người có mức thu nhập và chi tiêu ổn định.
Bạn hoàn toàn có thể lên một kế hoạch để tận dụng tối đa các ưu đãi ngân hàng dành cho chủ thẻ, như Hoàn tiền hoặc tích dặm bay. Có khá nhiều minh chứng sống trên thế giới thậm chí có thể bay miễn phí gần như hoàn toàn nhờ việc lên kế hoạch mở và sử dụng thẻ tín dụng hợp lý.
Ví dụ như trường hợp của anh chàng Chris Hutchins này, một kế toán sống tại California, Mỹ. Chris hiện có hơn 10 triệu điểm thưởng Thẻ tín dụng và có thể đi du lịch khắp mọi nơi trên thế giới mà…không phải trả một xu nào. Xem video ở dưới để biết thêm về hành trình của Chris nhé:
Tất nhiên Thẻ tín dụng cũng là một con dao hai lưỡi nếu bạn lạm dụng nó. Hãy tìm hiểu kĩ, lên kế hoạch chi tiết trước khi mở thẻ tín dụng bạn nhé.
FAQ – Câu hỏi thường gặp
Điều kiện mở thẻ tín dụng?
#1. Thông tin cá nhân rõ ràng, đầy đủ giấy tờ tùy thân
#2. Thu nhập tài chính ổn định, có giấy tờ xác nhận của ngân hàng, hoặc hợp đồng lao động của công ty
#3. Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu
Thẻ tín dụng hoàn tiền là gì?
Người dùng sẽ được hoàn tiền theo một tỉ lệ phần trăm nhất định khi mua sắm bằng thẻ tín dụng hoàn tiền (cashback). Số tiền hoàn được trả lại vào tài khoản của khách hàng cuối mỗi kì sao kê.
Thẻ cashback là gì? Thẻ tín dụng cashback là gì?
Thẻ tín dụng cashback chính là Thẻ tín dụng hoàn tiền!
Xem thêm: Top 10 thẻ tín dụng hoàn tiền tốt nhất
Thẻ tín dụng tích dặm là gì? Thẻ tích dặm là gì?
Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tích dặm sẽ được tích dặm bay (mile) vào thẻ với mỗi một số tiền chi tiêu cụ thể.
Xem thêm: Top 10 thẻ tín dụng tích dặm tốt nhất
Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ là tên gọi khác của Thẻ debit.
Xem thêm: Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Top thẻ tín dụng tốt nhất 2022
Top thẻ tín dụng hoàn tiền theo đánh giá của Moneytory và
Top thẻ tín dụng tích dặm theo đánh giá của Moneytory
Dặm bay là gì?
Dặm bay (mile) là đơn vị trong hàng không, và là đơn vị chuẩn của các chương trình ưu đãi tích dặm của các hãng phát hành thẻ.
Xem thêm
Top 10 thẻ tín dụng tích dặm tốt nhất
Rút tiền thẻ tín dụng
Là hình thức sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Lưu ý là hình thức rút tiền mặt này sẽ luôn phải chịu phí phạt của ngân hàng/tổ chức phát hành thẻ. Phí phạt này vẫn thường được gọi dưới cái tên Phí rút tiền mặt hoặc Phí ứng tiền mặt và dao động ở khoảng 2 tới 4% số tiền rút ra. Ví dụ: nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng rút tiền 50 triệu VNĐ và Phí rút tiền mặt của ngân hàng là 4%, bạn sẽ chỉ rút ra được 48 triệu (2 triệu là Phí và ngân hàng sẽ trừ trực tiếp vào số tiền rút ra).
Đọc thêm: Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng phi vật lý là gì?
Thẻ tín dụng phi vật lý là 1 hình thức phát hành thẻ tín dụng mà không cần thẻ vật lý. Thẻ tín dụng phi vật lý có số thẻ, thông tin thẻ khác với thẻ vật lý và được dùng để thanh toán online ngay sau khi kích hoạt.
Nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không?
Rất tiếc là không. Người đăng ký mở thẻ tín dụng nếu có nợ xấu thì tỉ lệ được chấp nhận mở thẻ rất thấp. Hãy truy cập website của CIC để tra cứu nợ của bản thân trước khi đăng ký mở thẻ tín dụng.
Sao kê thẻ tín dụng là gì? Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Thanh toán tối thiểu là gì? Sao kê thẻ tín dụng là gì?
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm những thuật ngữ (khái niệm) sử dụng thẻ tín dụng này qua 1 trong 2 bài viết dưới đây:
– Thuật ngữ thẻ tín dụng thường gặp
– Cách tính lãi thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay?
Không thể có 1 đáp án chung cho câu hỏi này – 1 sản phẩm thẻ tín dụng được đánh giá là tốt còn phù thuộc vào:
1) Nhu cầu sử dụng của chủ thẻ
2) Chính sách ưu đãi của sản phẩm thẻ tín dụng đó
3) Các sản phẩm thẻ tương tự trên thị trường
Nợ thẻ tín dụng là gì?
Nợ thẻ tín dụng xuất hiện khi chủ thẻ không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ Khoản thanh toán tối thiểu đúng hạn. Xem thêm: Lãi suất thẻ tín dụng là gì? Cách tính lãi thẻ tín dụng