Người (mới) giao dịch Forex cần chuẩn bị những hành trang và kiến thức gì? Hẳn đó là 1 câu hỏi đầu tiên cho các bạn đang suy nghĩ về việc bắt đầu với Forex.
Moneytory sẽ giúp các bạn tổng hợp lại những gạch đầu dòng quan trọng trong hành trình giao dịch Forex (theo thứ tự) như sau:
- Đầu tư kiến thức về thị trường Forex
- Đầu tư kiến thức về giao dịch
- Xác định phong cách giao dịch
- Xác định phương pháp (chiến thuật) giao dịch
- Chọn 1 sàn giao dịch
- Set up hệ thống giao dịch phù hợp với chiến thuật định sẵn
- Tập luyện giao dịch thực chiến với tài khoản demo
- Quản lý rủi ro (risk management)
- Thực chiến
Hãy bắt đầu nào!
Kiến thức thị trường Forex
Đây là 1 chủ đề rất rộng, tuy nhiên lời khuyên của Moneytory cho những nhà giao dịch mới là hãy lựa chọn cho mình 2-3 cặp tiền tệ hoặc tài sản (Vàng, Bạc, Dầu) để giao dịch chuyên sâu. Từ đó mở rộng nghiên cứu kiến thức vĩ mô thị trường của những loại tiền tệ và tài sản đó, phục vụ cho quá trình giao dịch sắp tới.
Ví dụ 1 cặp tiền tệ neo trên USD chẳng hạn như EUR/USD chẳng hạn. Người giao dịch nếu chọn cặp tiền tệ này thì hãy tìm hiểu những thông tin vĩ mô về nền kinh tế của Mỹ và châu Âu. Vì là cặp neo trên đồng USD nên khi đồng USD yếu thì tỉ giá EUR/USD sẽ tăng (giá tăng), và hình thành nên sóng tăng trên thị trường – 1 cơ hội để Buy (mua vào) và kiếm lợi nhuận.
Thị trường Forex là nơi mà thị trường thường biến động rất mạnh dựa trên tin tức mới được cập nhật.
Tin tức thị trường Forex
Dưới đây là 1 số những kênh thông tin, lịch kinh tế quan trọng Moneytory gợi ý nhà giao dịch có thể tham khảo:
- Babypips
- Traday (tốt hơn nếu sử dụng App)
- Investing.com
- Forexfactory
- …
Kiến thức giao dịch Forex
Đây có lẽ là phần khó và mất nhiều thời gian nhất cần chuẩn bị trước khi giao dịch.
Kiến thức giao dịch đặc biệt là những loại tài sản có biên độ biến động cao như Forex là 1 phạm trù rất rộng và không thể gói gọn trong 1 bài viết như thế này.
Moneytory sẽ cố gắng liệt kê ra 1 số điểm bạn cần đặc biệt chú ý như sau:
- Hiểu về Phân tích kỹ thuật (technical analysis) và Phân tích cơ bản (fundamental analysis); và sự khác nhau của chúng.
- Đối với những người giao dịch Forex thì phần đông họ tin tưởng sử dụng phân tích kỹ thuật – tức là theo dõi biểu đồ biến động giá để đưa ra những quyết định về vị thế (position) của mình. Bởi lẽ đó nên những người tham gia thị trường Forex hầu như đều phải sử dụng thành thạo những kỹ năng cơ bản của Phân tích kỹ thuật.
- Các công cụ hỗ trợ giao dịch:
- Công cụ xem & phân tích kỹ thuật – TradingView: Hướng dẫn sử dụng TradingView.
- Phần mềm giao dịch Forex phổ biến – MT4 và MT5: Hướng dẫn sử dụng MT4 & MT5
- Nắm rõ Các khung giờ giao dịch
- Các khái niệm cơ bản trong trading:
- Các loại lệnh trong giao dịch Forex
- Tỉ lệ Risk Reward là gì?
- Fibonacci là gì? Cách sử dụng các đường Fibonacci
- Các chỉ báo (indicator) thường dùng nhất trong giao dịch Forex
- Các lý thuyết về phân tích kỹ thuật
- …
Xác định phong cách giao dịch
Về chủ đề này thì Moneytory đã có 1 bài viết chuyên sâu rồi, bạn nào quan tâm có thể đọc tại đây.
Để tóm tắt thì có 4 phong cách giao dịch Forex chính, đó là:
- Position trading: giao dịch dài hạn
- Swing trading: giao dịch trung – dài hạn
- Day trading: giao dịch trong ngày
- Scalp trading: giao dịch ngắn (trong ngày)
Xác định phương pháp (chiến thuật) giao dịch
Tương tự như Phong cách giao dịch, Chiến thuật giao dịch Forex cũng là 1 chủ đề rất rộng và Moneytory sẽ có những series bài viết dành riêng. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi muốn tổng hợp lại 1 vài cái tên nổi bật nhất như sau:
Giao dịch theo tin tức (news trading)
Giao dịch theo Tin tức cũng là 1 chiến thuật giao dịch khá phổ biến của người giao dịch Forex.
Như ví dụ trên, hôm 18/07/2023 có báo cáo về thị trường bán lẻ của Mỹ tăng trưởng không được như dự báo (0.2% thay vì 0.3%). Tin này ngay lập tức gây áp lực giảm giá lên đồng USD, tương ứng là tỉ giá của các cặp tiền tệ neo giá USD tăng mạnh (XAUUSD, USOIL,…)
Người giao dịch thường có xu hướng đợi tin ra rồi mới quyết định mở vị thế như thế nào - đó là giao dịch theo tin.
Giao dịch theo xu hướng (trend trading)
Đây có lẽ là chiến thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong giới trader. Về cơ bản, người giao dịch sẽ muốn đặt cược vào xu hướng của thị trường (Tăng hoặc Giảm) để mở vị thế của mình – Mua vào (Buy) khi thị trường tăng và Bán ra (Sell) khi thị trường giảm. 1 xu hướng (Trend) thường khá dễ nhận thấy trên biểu đồ giá. Tuy nhiên điểm mấu chốt nằm ở chỗ…xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục diễn ra tới bao giờ?
Như ở ví dụ trên là biểu đồ giá vàng/usd (XAUUSD) theo ngày (biểu đồ D1). Thì rõ ràng là chúng ta có thể nhìn thấy là Vàng đang có xu hướng Tăng.
Những nhà giao dịch xu hướng sẽ có xu hướng mở vị thế Mua trong khoảng thời gian này.
Vấn đề là Xu hướng thường diễn ra trong 1 khung thời gian khá lớn (có thể lên tới tuần hoặc tháng). Người giao dịch chưa chắc đã có đủ kiên nhẫn để giữ 1 vị thế trong thời gian dài như vậy trước những biến động của thị trường.
1 lưu ý nữa là phần lớn thời gian thị trường sẽ đi side-way (đi ngang) - thuật ngữ là trong Trading range chứ không theo xu hướng rõ ràng.
Đây cũng là lý do mà cũng có nhiều nhà giao dịch chọn chiến thuật Giao dịch theo vùng giao dịch (range trading)
Giao dịch theo vùng giao dịch (range trading)
Quay trở lại ví dụ về biểu đồ giá Vàng (XAUUSD) ở trên: tuy trong khung thời gian đó, giá vàng có những xu hướng rõ ràng như lên rồi xuống, tuy nhiên, nó cũng có 1 khoảng thời gian giá đi ngang và không xác định được xu hướng cụ thể như trong hình.
Vùng giá đi ngang, hay vùng giao dịch đó có thể kéo dài từ vài ngày tới cả tháng (như trong hình).
Câu hỏi đặt ra là người giao dịch sẽ giao dịch như thế nào trong 1 thị trường không có xu hướng rõ ràng. Mà Moneytory muốn nhắc lại là: phần lớn thời gian thị trường sẽ ở trong vùng giao dịch (trading range) và không có xu hướng rõ ràng.
Ví dụ về giao dịch trong vùng giao dịch như hình trên: Mua thấp, Bán cao.
Giao dịch tại vùng phá vỡ (breakout trading)
Vùng phá vỡ (breakout) là 1 khái niệm quan trọng trong giao dịch (nói chung) và giao dịch Forex (nói riêng)
Quay lại hình ví dụ của Giao dịch theo tin ở trên. Các cây nến thứ 3 tới 5 trong hình được hiểu là 1 vùng phá vỡ (breakout) trong biểu đồ giá.
Chiến thuật Giao dịch vùng phá vỡ được hiểu đơn giản là nhà giao dịch chủ động chờ đợi những điểm vào (entry) sớm của 1 xu hướng sắp được hình thành từ vùng phá vỡ (breakout), qua đó đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Quay lại ví dụ trên: nếu có thể đặt lệnh Mua vào (Buy) từ Open (mở cửa) của cây nến thứ 4 và thoát ra (close) ở cây nến 5, người giao dịch đã có chênh lệch khoảng 21 giá (1962 tới 1983), tương đương 210 pip trong giao dịch vàng XAUUSD – đó là 1 khoản lời không hề tồi.
Tất nhiên, câu hỏi đặt ra là: làm sao để nhận biết sắp có Vùng phá vỡ (breakout) và thị trường sẽ phá vỡ theo xu hướng nào (Tăng hay Giảm). Đó là điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt giữa Thắng và Thua trong chiến thuật giao dịch này.
1 trong những yếu tố quan trọng trong chiến thuật giao dịch vùng phá vỡ là người giao dịch phải đặc biệt chú ý tới 2 vùng: vùng kháng cự (resisstance) và vùng hỗ trợ (support).
Khi giá thị trường gần chạm tới 1 trong 2 vùng này, người giao dịch cần quan sát kỹ để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
Giao dịch đảo chiều (reversal trading)
Nếu giao dịch theo vùng phá vỡ là giao dịch Thuận theo thị trường, thì Giao dịch đảo chiều (reversal trading) là 1 chiến thuật giao dịch Ngược hướng với thị trường.
Nói 1 cách đơn giản thì giao dịch đảo chiều là 1 chiến thuật đặt cược vào việc thị trường thường sẽ Đảo chiều sau 1 Xu hướng. Và người giao dịch dạng này sẽ đặt cược vào vị thế đảo chiều đó – Bán sau 1 xu hướng Tăng và Mua sau 1 xu hướng Giảm.
Như ở ví dụ sau 1 cú Breakout Tăng của vàng XAUUSD trong hình, liệu thị trường có đảo chiều và Giảm không hay nó sẽ lại tiếp tục Tăng?
Nếu như nhà giao dịch (trader) có thể cược chính xác vào xu hướng Đảo chiều và Bán ra (Sell) ở cây nến (bar) thứ 6 thì họ đã có 1 giao dịch thành công (phụ thuộc vào điểm Chốt lời của vị thế vì như các bạn thấy, bar 13 thị trường lại có vẻ quay lại xu hướng Tăng trước đó của nó).
Cái khó của giao dịch đảo chiều là khả năng dự đoán được khả năng thị trường sẽ đảo chiều. Vì thế, nhà giao dịch theo chiến thuật này thường sử dụng các loại chỉ báo giao động (oscillator), ví dụ như:
- RSI (Relative Strength Index)
- MACD (Moving Average Convergence Divergence)
- Stochastic Oscillator
- MFI (Money Flow Index)
- ROC (Rate of Change)
- …
Giao dịch chênh lệch giá (arbitrage trading)
Đây là 1 chiến thuật giao dịch cao cấp và hầu như không có tính thực chiến cho người giao dịch cá nhân hoặc mới bắt đầu nên Moneytory sẽ không đi sâu vào giới thiệu nhiều.
Giao dịch động lượng (momentum trading)
Nói 1 cách đơn giản thì chiến thuật giao dịch động lượng là 1 loại giao dịch theo đám đông.
Người giao dịch theo chiến thuật này tin là: khi thị trường chuẩn bị hình thành xu hướng, các yếu tố như khối lượng giao dịch (Volume) và thay đổi về giá có thể sử dụng để dự báo về hướng đi của xu hướng đó.
Chọn 1 sàn giao dịch uy tín
Trên hình là 1 số những sàn giao dịch thông dụng và uy tín cho các bạn tham khảo.
- Sàn XM
- Sàn Exness
- Sàn XTB
- Sàn FxPro
- …
Moneytory sẽ có những bài viết review dành riêng cho từng sàn giao dịch sau.
Tập luyện giao dịch thực chiến với tài khoản demo
Đăng ký 1 tài khoản demo (tiền ảo) rồi tiến hành giao dịch thử nghiệm là chuyện tương đối dễ rồi.
Hầu như tất cả mọi sàn giao dịch thông dụng đều cho phép người giao dịch đăng ký tài khoản demo (hoàn toàn miễn phí).
Thậm chí là ngay cả khi bạn giao dịch tiền thật rồi thì chúng tôi vẫn khuyên là bạn nên có 1 tài khoản demo để liên tục backtest thử nghiệm chiến thuật (phương pháp) set up giao dịch của mình để cải thiện win rate cũng như lợi nhuận.
Thực chiến
Lời kết
Như vậy là Moneytory đã gửi tới các bạn bài viết Tổng hợp hành trang cần thiết khi giao dịch Forex.
Hi vọng là các bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích từ bài viết này, cũng như có thêm kiến thức trước khi bước chân vào thị trường.
Hãy ủng hộ Moneytory bằng cách để lại câu hỏi hoặc góp ý trong mục Bình luận phía dưới.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Câu hỏi thường gặp – FAQ
Chơi Forex cần bao nhiêu tiền khi bắt đầu?
Các sàn giao dịch hiện tại chấp nhận mức nạp tiền (capital) từ rất nhỏ – $1. Tuy nhiên, nên nhớ là Số lượng (Volume) nhỏ nhất mà người giao dịch có thể mua/bán là 0.01 lot. Bạn có thể nhân 0.01 lot đó với tỉ giá cặp tiền tệ hoặc tài sản bạn muốn giao dịch là sẽ ra số tiền tối thiểu để bắt đầu giao dịch. Nhớ là phải cộng thêm tiền phí giao dịch (commission fee) và spread của sàn nếu có.