Các gói tích lũy Finhay, Tikop và Infina có lãi suất thực tế bao nhiêu?

Theo dõi Moneytory trên
lãi suất thực của các app tích lũy là bao nhiêu-finpedia

Các gói tích lũy của các app đầu tư giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn bên cạnh phương án gửi tiết kiệm ngân hàng truyền thống đang dần trở nên phổ biến thời gian gần đây.

Việc các app đầu tư liên tục đưa ra những gói tích lũy với những mức lãi suất “khủng” cùng kỳ hạn vô cùng linh hoạt khiến phương án gửi tiết kiệm ngân hàng ngày càng trở nên kém hấp dẫn.

các gói tích lũy tikop-finpedia
Cập nhật lãi suất các gói tích lũy Tikop năm 2023. Nguồn: Moneytory

Hay như Infina cũng mới đưa ra đề xuất với mức lãi lên tới 9.2%/năm cho gói tích lũy kỳ hạn 12 tháng – tức là cũng ngang ngửa với các ngân hàng có mức lãi suất cao nhất trên thị trường hiện tại.

gói tích lũy kỳ hạn 12 tháng infina-finpedia
Gói tích lũy kỳ hạn 12 tháng của Infina.

Vậy nên mức lãi suất đề xuất của các app đầu tư là rất cao. Vậy thực hư chuyện này như thế nào?

Xem thêm: Review Finhay; Review TikopReview Infina

Trên thị trường hiện tại có 3 app đầu tư cung cấp những gói sản phẩm tích lũy có kỳ hạn và không kỳ hạn; thông tin chi tiết có trong bảng dưới đây.

Các gói tích lũyFinhayTikopInfina
Không kỳ hạn
2 tuần – 14 ngàyKhôngKhông
21 ngàyKhôngKhông
1 tháng
3 tháng
5 thángKhôngKhông
6 thángKhông
9 thángKhôngKhông
12 thángKhông
Bảng tổng kết các gói tích lũy của Finhay, Tikop và Infina

Gần đây có vẻ như các app đầu tư đang tỏ ra rất nhiệt tình với các gói tích lũy của chính mình – thời điểm cách đây nửa năm khi Moneytory lần đầu viết bài phân tích này, Infina mới chỉ có 1 gói tích lũy không kỳ hạn. Hiện nay thì họ đã có…6 sản phẩm tích lũy, tức là vươn lên đa dạng hóa ngang hàng với Finhay và thậm chí còn vượt qua Tikop – vốn được biết tới là 1 app tích lũy thuần túy nhất trong 3 app.

1 xu hướng nữa cũng dễ có thể nhận ra – đó là các app đang cố gắng đề xuất những gói tích lũy có kỳ hạn ngắn và thậm chí rất ngắn (Tikop thậm chí có gói tích lũy 14 ngày!) để thu hút người dùng, có lẽ là 1 phần trong cố gắng xây dựng niềm tin nơi nhà đầu tư trong hoàn cảnh thị trường cũng rất lộn xộn như bây giờ!

Tiết kiệm không kỳ hạn và Tiết kiệm có kỳ hạn

Trước hết chúng ta cần phân biệt thế nào là Tiết kiệm không kỳ hạn và Tiết kiệm có kỳ hạn đã

Đặc điểmCó kỳ hạnKhông kỳ hạn
Thời hạn gửiTối đa 36 tháng (3 năm)Không có thời hạn tối đa
Hạn mức tiền gửiThường có mức gửi tối thiểu từ 1,000,000 VNĐ Tối thiểu từ 50,000 VNĐ
Lãi suấtTùy thuộc vào kỳ hạn gửi, nhưng nhìn chung lãi suất ở kỳ hạn 12 tháng cao nhất hiện nay ở mức 7%/nămLãi suất thường rất thấp (trong trường hợp các ngân hàng truyền thống)
Hình thức trả lãiCuối kỳTheo ngày hoặc tháng
Tất toán trước thời hạnSẽ không được hưởng lãi quy định lúc đầu. Lãi suất quay về Lãi gói không kỳ hạn theo quy định (đối với trường hợp các gói tiết kiệm của ngân hàng). Còn các gói tích lũy có thời hạn của các app đầu tư thường sẽ có chính sách linh hoạt hơn (nhưng vẫn sẽ bị trừ lãi)Không kỳ hạn. Nghĩa là người gửi có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào mà vẫn nhận lãi bình thường. Đây cũng chính là đặc điểm khiến các gói gửi không kỳ hạn đặc biệt hấp dẫn vì chúng không “chôn” vốn của người gửi.
Phân biệt Gửi tiết kiệm Có kỳ hạn và Không kỳ hạn

Bây giờ hãy thử so sánh Bảng Lãi suất có kỳ hạn và Không kỳ hạn của các ngân hàng truyền thống* với 3 app đầu tư hàng đầu hiện tại để thấy sự khác biệt như thế nào nhé!

(*) trong phạm vi bài viết này Moneytory sẽ sử dụng Lãi suất thông báo của SCB để so sánh. SCB cũng là ngân hàng có Lãi suất tiết kiệm huy động cao nhất thị trường hiện tại.

Sản phẩm tích lũy/tiết kiệmSCBFinhayTikopInfina
Tích lũy 3 tháng4%6%7.5%Không có
Tích lũy 9 tháng6.5%Không có8.6%Không có
Tích lũy 12 tháng7.3%8%Không cóKhông có
Gửi không kỳ hạn0.2%4%5.5%7.2%
So sánh lãi suất tích lũy giữa ngân hàng và các app đầu tư

Lưu ý:

Các gói Gửi không kỳ hạn của các app đầu tư thậm chí còn có cả Lãi kép trong khi các ngân hàng thì không!

Xem thêm: Lãi kép là gì? Cách tính lãi kép

Tại sao lãi suất hứa hẹn của các app đầu tư lại cao như vậy?

Như đã thấy trong bảng so sánh, các app đầu tư hiện tại đang mời chào những gói tích lũy có lãi suất hấp dẫn hơn ngân hàng khá nhiều, đặc biệt là ở các gói Gửi không kỳ hạn.

Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Và liệu lãi suất hứa hẹn của các app đầu tư có thật như những gì họ quảng cáo không?

Để trả lời câu hỏi “Tại sao lãi suất các gói tích lũy của các app đầu tư lại cao hơn ngân hàng?” thì chúng ta phải hiểu bản chất của các gói tích lũy này. Thực tế các tiền nhà đầu tư gửi tích lũy sẽ được các app đầu tư ủy quyền cho các công ty tài chính đứng đằng sau đi đầu tư với hy vọng kiếm được lợi nhuận cao hơn lãi suất hứa hẹn trả cho nhà đầu tư. Đó chính xác là một hình thức HUY ĐỘNG VỐN tự do của các app đầu tư và các công ty tổ chức tài chính.

Và tất nhiên do uy tín và mức độ tin tưởng của các app này không thể sánh với các ngân hàng truyền thống nên họ phải “bù” lại khoản thâm hụt niềm tin đó bằng cách trả lãi cho nhà đầu tư cao hơn các ngân hàng!

Đến đây thì bạn đã hiểu tại sao các app đầu tư lại mời chào lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng rồi nhé!

Lãi suất tích lũy thực của các app đầu tư có cao như quảng cáo?

Nhưng, liệu lãi suất thực mang về của nhà đầu tư có được như những gì các app đầu tư hứa hẹn không? Tức là nếu như Infina hứa hẹn lãi suất 7.2%/năm ở gói Không kỳ hạn thì liệu một nhà đầu tư gửi 100 triệu VNĐ vào Infina thì tới hết 12 tháng sau, anh/chị ấy có rút về được chính xác 107,200,000 VNĐ không?

Rất tiếc câu trả lời là KHÔNG nhé!

Lý do là bởi vì lãi suất quảng cáo đó chưa bao gồm các loại phí mà các app đầu tư sẽ trừ đi của nhà đầu tư.

2 loại phí thường gặp nhất của các app đầu tư là: Phí bảo trì/phí quản lý và Thuế thu nhập cá nhân (thu hộ nhà nước).

Bởi vậy nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ các loại phí này trước khi quyết định đầu tư vào các app đầu tư này nhé.

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số lợi ích của việc gửi tiết kiệm qua các app đầu tư như sau:

  • Thực tế là việc gửi tiết kiệm ngân hàng cũng sẽ bị trừ phí duy trì tài khoản tiết kiệm hàng tháng, thế nên sẽ không công bằng hơn nếu nói chỉ app đầu tư thu phí này
  • Thứ 2 là các app đầu tư thường có những điều khoản rất thân thiện cho việc tất toán trước hạn của các gói tích lũy có kỳ hạn. Ví dụ như gói tích lũy kỳ hạn 3 tháng của Tikop, nếu tất toán trước hạn nhà đầu tư vẫn được hưởng 1% lãi suất thay vì chỉ 0.1-0.2% như các ngân hàng truyền thống
  • Thứ 3 là dù sau khi trừ đi phí và thuế, thì nhìn chung lãi suất của các gói tích lũy của các app đầu tư vẫn cao hơn các gói tiết kiệm tương tự của ngân hàng
  • Thứ 4 là các gói tích lũy không kỳ hạn của các app đầu tư thường còn được áp dụng lãi kép – rất thân thiện với nhà đầu tư muốn tối ưu hóa dòng tiền nhàn rỗi của mình.

So sánh lãi thực tế các gói tích lũy không kỳ hạn

Vậy tóm lại thì lãi suất thực tế của các gói tích lũy không kỳ hạn của các app đầu tư là bao nhiêu?

Giả sử bạn nạp 100,000,000 VNĐ vào 1 trong 3 app đầu tư Finhay, Tikop và Infina và sử dụng các gói tích lũy không kỳ hạn của các app này từ đầu năm 2022. Câu hỏi là vậy với lãi suất thực của các gói tích lũy không kỳ hạn này, tới cuối năm 2022 bạn sẽ thu về bao nhiêu tiền?

Moneytory đã giúp bạn đọc làm bảng tính này rồi, hãy theo dõi ở dưới đây nhé!

Lãi suất thực gói tích lũy Finhay

Gói tích lũy không kỳ hạn Finhay
Gói tích lũy không kỳ hạn Finhay

Như vậy là các chỉ số của Tích lũy không kỳ hạn Finhay

Tích lũy không kỳ hạn Finhay
Lãi suất4%/năm
Phí quản lýTùy mức độ cao thấp thành viên
Thuế TNCN5%
Lãi kép
Lãi suất thực tế3.85%/năm
Lãi suất thực tế gói tích lũy không kỳ hạn Finhay

Lãi suất thực tế gói tích lũy không kỳ hạn Tikop

Gói tích lũy không kỳ hạn Tikop
Gói tích lũy không kỳ hạn Tikop
Tích lũy không kỳ hạn Tikop
Lãi suất5.5%/năm
Phí quản lýMiễn phí
Thuế TNCN5%
Lãi kép
Lãi suất thực tế5.35%/năm
Lãi suất thực tế gói tích lũy không kỳ hạn Tikop

Lãi suất thực gói tích lũy không kỳ hạn Infina

tích lũy không kỳ hạn infina
Tích lũy không kỳ hạn Infina

Tích lũy không kỳ hạn Infina
Lãi suất7.2%/năm
Phí quản lý0.96%/năm
Thuế TNCN5%
Lãi kép
Lãi suất thực tế5.59%/năm
Lãi suất thực tế gói tích lũy không kỳ hạn Tikop

Như vậy là trong số các app đầu tư, Infina hiện đang cung cấp gói tích lũy không kỳ hạn có lãi thực cao nhất.

FinhayTikopInfina
Lãi thực không kỳ hạn/năm3.85%5.35%5.59%
Tổng kết lãi thực gói tích lũy không kỳ hạn các app đầu tư

Mã giới thiệu Infina

Mã giới thiệu “Moneytory”Sử dụng mã giới thiệu trên để có cơ hội nhận quà sau:

1) Tiền thưởng ngẫu nhiên từ 10k đến 2 triệu đồng khi đăng ký tài khoản thành công
2) 25,000đ cho khoản đầu tư đầu tiên có giá trị từ 100K trở lên (Giao dịch tích lũy, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán lô lẻ)

So sánh các gói tích lũy có kỳ hạn

So với các gói tích lũy không kỳ hạn có lãi kép thì các gói tích lũy có kỳ hạn của các app đầu tư có cách tính lãi suất thực tương đối đơn giản.

Vẫn giả sử là nhà đầu tư bắt đầu với 100,000,000 VNĐ và gửi vào các gói tích lũy có kỳ hạn. Câu hỏi là lãi thực của các gói này ra sao?

Moneytory đã tổng kết lại theo bảng dưới đây.

Gói Thánh Gióng Tikop (9 tháng)Gói Âu Cơ Tikop (3 tháng)Gói 3 tháng FinhayGói 12 tháng Finhay
Lãi suất/năm8.6%7.5%6.0%8.0%
Lãi suất thực/năm8.17%7.13%5.75%7.65%
Lãi thực các gói tích lũy có kỳ hạn của các app đầu tư

Chi tiết bảng tính lãi thực các gói tích lũy có kỳ hạn

Gói Thánh Gióng Tikop

Gói Âu Cơ Tikop

Gói tích lũy 3 tháng Finhay

Gói tích lũy 12 tháng Finhay

Lời kết

Vậy là Moneytory đã tổng kết lại cho bạn đọc về Lãi suất thực tế các gói tích lũy của các app đầu tư bao gồm Finhay, Tikop và Infina.

Nhìn chung các gói tích lũy này đều có lãi suất thực sau khi trừ phí và thuế cao hơn các gói tương đương của các ngân hàng, đặc biệt là các gói tích lũy không kỳ hạn. Bên cạnh đó các điều kiện tất toán cũng dễ dàng và ưu đãi hơn nhiều so với ngân hàng. Bạn đọc nếu có vốn nhàn rỗi và chưa biết đầu tư vào đâu thì những app tích lũy này có lẽ là những lựa chọn không tồi.


FAQ-Câu hỏi thường gặp

Cách tính lãi suất Finhay?

Lãi suất thực các gói tích lũy của Finhay = Lãi suất tạm tính (tính theo tháng) – Phí quản lý (tùy theo hạng thành viên) – Thuế TNCN (5% số dư tài khoản sau khi trừ phí quản lý)

Cách tính lãi suất Tikop?

Tương tự Finhay:
Lãi suất thực các gói tích lũy = Lãi suất tạm tính (tính theo tháng) – Phí quản lý (hiện là 0%) – Thuế TNCN (5% số dư tài khoản sau khi trừ phí quản lý)

Nên đầu tư hay tích lũy Finhay?

Để so sánh hiệu suất đầu tư Finhay so với tích lũy Finhay, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Đầu tư Finhay nên hay không của chúng tôi!

Bài viết liên quan

đầu tư finhay nên hay không-finpedia
Đầu tư Finhay nên hay không?

Đầu tư Finhay có nên hay không là một câu hỏi được tìm kiếm khá nhiều trên Google thời điểm gần đây. Ở bài viết trước, Moneytory đã gửi tới

Đầu tư tikop hiệu quả không?
Đầu tư Tikop hiệu quả không?

Tương tự Finhay, Tikop cũng có những gói sản phẩm đầu tư thiết kế sẵn của họ nhằm thu hút những nhà đầu tư nhỏ lẻ và chưa có nhiều