Cẩm nang đầu tư & quản lý tài chính cá nhân

Theo dõi Moneytory trên
Đầu tư quản lý tài chính cá nhân-finpedia

Đầu tư tích luỹ làm giàu là mục tiêu của hầu hết mọi người, bất kể tuổi tác. Tất nhiên nhận thức về khái niệm giàu có hoặc sống một cách giàu có là khác biệt giữa người với người. Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính thuần tuý, có một số quy tắc cơ bản để bạn tích luỹ làm giàu theo thời gian.

Sau đây là một số bước giúp bạn có thể hoạch định tương lai và tích luỹ tài sản cho mình: tìm các nguồn thu nhập chủ động và thụ động, xác định định mức chi tiêu và đầu tư tiền nhàn rỗi đều đặn trong một khoảng thời gian dài.

Bước 1: Tạo nguồn thu nhập

Kiếm tiền vs. Thu nhập thụ động

Nếu bạn không được thừa kế một khoản kếch xù hoặc công ty khởi nghiệp của bạn vẫn chưa được đăng kí trên sàn chứng khoán thì khả năng cao là bạn vẫn phải tìm cách để có một nguồn thu nhập nào đó. Có 2 cách thường thấy nhất để tạo thu nhập.

Cách đầu tiên, là kiếm tiền – hay còn được gọi là thu nhập chủ động. Đây là nguồn thu nhập tới từ tiền lương bạn đi làm công sở, hoặc tự do hoặc bất kì một hình thức nào khác yêu cầu sự góp mặt mang tính chủ động từ phía bạn.

Cách thứ hai, là bạn có thể tạo ra những nguồn thu nhập mang tính thụ động. Thu nhập thụ động tới từ những hoạt động đầu tư mà không yêu cầu bản thân bạn phải “làm việc” để tạo ra nguồn thu đó.

Một ví dụ của nguồn thu nhập thụ động này có thể kể tới việc cho thuê nhà hoặc bất động sản, hoặc tiền lời từ việc nắm giữ/đầu tư cổ phiếu. Mặc dù là trong hầu hết mọi trường hợp những  nguồn thu nhập thụ động ổn định cũng thường là kết quả của một quá trình đầu tư nhiều thời gian và công sức từ ban đầu chứ cũng không có gì miễn phí (hoặc dễ dàng) cả.

Quản lý thu chi

Trong giới quản trị tài chính thì “khác biệt thu chi” là một khái niệm kinh điển – được hiểu là kết quả của việc lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi tiêu trong cùng một khoảng thời gian. Lẽ dĩ nhiên là nếu bạn thu nhiều chi ít thì càng dư nhiều tiền hơn để tiết kiệm và đầu tư.

Dành một phút để nghĩ về khoảng chênh lệch giữa thu và chi của bạn tại thời điểm hiện tại. Sau đây là một vài cách để tăng số tiền bạn còn lại sau khi trừ đi những khoản cần chi.

Đầu tiên, là bạn có thể tìm cách tăng nguồn thu nhập chủ động lên. Ví dụ bạn có thể nhận làm thêm một công việc tự do (freelance). Thứ hai, bạn có thể giảm chi tiêu lại – nghĩ kĩ hơn trước khi quyết định chi cho một việc/vật nào đó và cắt giảm những thứ không thật sự cần thiết đi. Thứ ba, bạn có thể đầu tư dòng tiền nhàn rỗi của mình để tạo ra một nguồn thu nhập thụ động.

Làm được bất kể 1 trong 3 điều trên đều sẽ giúp bạn đạt được mục đích là tăng số tiền bạn còn lại mỗi tháng lên.

Kiếm tiền trong dài hạn

Chúng tôi vẫn khuyên mọi người nên có/duy trì một nguồn thu nhập chủ động – một công việc mà bạn muốn thức dậy và đi làm mỗi ngày. Đó vẫn là một phương pháp an toàn và chủ động trong dài hạn. Nếu bạn còn được làm công việc bạn yêu thích thì càng tuyệt vời hơn.

Tất nhiên là từ mong muốn tới thực tế về một công việc “trong mơ” thì còn nhiều điều phải bàn. Nhưng có một công việc ổn định và không quá nhàm chán là một bước quan trọng khiến mục tiêu tích luỹ tài sản trở nên dễ chạm tới hơn nhiều rồi.

Bước 2: Tiết kiệm

Bước đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình tiết kiệm này là bạn phải ghi lại hoặc ít nhất có lưu trữ các khoản chi tiêu của mình trong một tháng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ghi lại trên giấy, lưu lại trên app điện thoại hoặc một file excel trên máy tính. Điều quan trọng là bạn phải nắm được mình thực tế cần chi tiêu những khoản nào và học được cách kiểm soát chúng.

Tiêu dùng  thường được chia thành hai loại: chi tiêu cố định và chi tiêu không cố định. Những khoản chi cố định là những khoản bạn hầu như không thể không chi và thường không thay đổi tháng này qua tháng khác. Những khoản như tiền thuê nhà, xăng xe và điện nước là những ví dụ điển hình. Những khoản chi không cố định thì ngược lại, như tên gọi của chúng, không cố định theo tháng và bạn có thể kiểm soát được. Những khoản chi cho việc đi ăn ngoài, cho các nhu cầu giải trí và những khoản chi không thiết yếu khác thuộc loại này.

Chúng tôi luôn khuyên mọi người là nên thường xuyên đánh giá lại nhu cầu chi tiêu của mình để cắt giảm những khoản không cần thiết. Tương ứng là số tiền dư ra hàng tháng sẽ nhiều lên sau khi làm được công việc cắt giảm chi. Và số tiền dư ra cũng đồng nghĩa với số lợi nhuận thu về từ những hoạt động đầu tư sẽ nhiều hơn trong tương lai.

Một cách tiếp cận khác là bạn có thể xác định một số tiền tiết kiệm hàng tháng trước, mỗi khi lương về sẽ tự động trích xuất số tiền đó ra một tài khoản phụ, số tiền còn lại mới dùng cho việc chi tiêu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyên mọi người nên tạo thói quen duy trì một quỹ tiền khẩn cấp – khoảng 3 đến 6 tháng tiền chi tiêu. Nếu bạn là chủ hộ có 2 nguồn thu nhập thì có lẽ 3 tháng chi tiêu là mục tiêu hợp lý cho quỹ này; nếu bạn độc thân và chỉ có 1 nguồn thu nhập thì 6 tháng là lời khuyên của chúng tôi.

Bước 3: Đầu tư tích lũy

Đầu tư là bước cuối cùng, và cũng quan trọng nhất trong quá trình tích luỹ tài sản. Đầu tư một cách đúng đắn vào các công cụ tài chính (ví dụ như thị trường chứng khoán) có thể khiến bạn trở nên giàu có, ngược lại, lên kế hoạch đầu tư không hợp lý hoặc sử dụng tư duy đầu cơ có thể khiến tình hình tài chính của bạn tồi tệ hơn cả lúc khởi đầu.

Tìm hiểu sâu hơn về Đầu tư tích lũy

Để khởi đầu bạn nên có một nhận định về khẩu vị rủi ro của mình, nôm na là bạn chấp nhận mạo hiểm tới mức độ nào khi đặt cược vào số tiền mình vất vả kiếm được. Những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao có thể chấp nhận những công cụ đầu tư mạo hiểm lớn như cổ phiếu hay tiền điện tử, ngược lại những nhà đầu tư không ưa mạo hiểm có lẽ sẽ chỉ chọn những phương án như giữ tiền mặt hoặc Trái phiếu mà thôi.

Mặc dù vậy, chúng tôi thật sự muốn khuyến nghị các bạn rằng: cách tốt nhất để chiến thắng rủi ro trong đầu tư là phải tạo được một danh mục đầu tư thật sự đa dạng. Và danh mục này nên phản ánh được chiến thuật và mục tiêu đầu tư của bạn, tương tự là độ rủi ro chấp nhận của mỗi người.

Bạn cũng nên tìm hiểu kĩ về các công cụ đầu tư tài chính cơ bản, như Cổ phiếu, Trái phiếu, các quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), thậm chí cả những khái niệm mới nhiều rủi ro như Tiền mã hóa, NFT. Hay các loại giao dịch phái sinh như hàng hoá (vàng, dầu mỏ, bạc, vân vân), hoặc bất động sản. Càng hiểu rõ về các loại hình đầu tư này bạn càng có nhiều kiến thức và sự lựa chọn để tạo ra một chiến lược đầu tư các nhân thích hợp cho bản thân mình.

Xem thêm: Những quỹ mở tốt nhất đầu năm 2022Những quỹ ETF tốt nhất đầu năm 2022

3 cách kiếm tiền tỷ từ NFT

Một lời khuyên nữa là các bạn nên tạo cho mình một tư duy đầu tư dài hạn thay vì chạy theo lợi nhuận ngắn han. Chúng tôi sẽ nói sâu về chủ đề này ở những bài viết khác, nhưng trong phạm vi bài viết này thì đầu tư dài hạn sẽ mang lại cho bạn lợi ích không chỉ ở khía cạnh lợi nhuận và còn ở mặt thuế.

Đầu tư tích luỹ tài sản từng bước

Đầu tư tích luỹ tài sản là một mục tiêu không hề dễ dàng, tuy nhiên hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn thực hiện đúng những bước cơ bản chúng tôi vừa nêu ở trên. Đầu tiên, bạn phải có nguồn thu nhập, bất kể nó là nguồn chủ động hay thụ động, mà tốt nhất là có cả 2 cùng lúc. Tiếp đó, bạn phải Tiết kiệm được càng nhiều càng tốt thông qua việc thiết lập kế hoạch thu chi chi tiết và cụ thể. Cuối cùng, bạn phải biết cách đầu tư số tiền dư ra đó một cách tốt nhất để thu được tối đa lợi nhuận trong dài hạn.

Điều kiện tiên quyết trong quá trình này là: bạn phải, thật sự, thật sự kiên nhẫn. Những người giàu có nhất thường là những người xây dựng số tài sản của họ dần dần, kiên nhẫn từng chút một.

Vậy nên chúng tôi không thể nhấn mạnh hơn nữa vào điểm này: hãy kiên nhẫn với quá trình đầu tư tích luỹ này. Và hãy chủ động bước những bước nhỏ nhất ngay khi có thể. Theo thời gian thành quả của quá trình tích luỹ sẽ cộng hưởng và khiến cho bạn bất ngờ đó.

Bài viết liên quan

Danh sách thẻ tín dụng Sacombank-finpedia
Danh sách 12 thẻ tín dụng Sacombank

Tổng hợp danh sách các loại thẻ tín dụng Sacombank: Visa Platinum Cashback, JCB Ultimate, Sacombank Napas, thẻ nội dịa napas (family). Biểu phí và lãi suất các loại thẻ