Hướng dẫn đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp cho nhà đầu tư cổ phiếu

Theo dõi Moneytory trên
hướng dẫn đọc hiểu báo cáo tài chính-finpedia

Đọc hiểu các báo cáo tài chính là một bước quan trọng trong phân tích cổ phiếu cơ bản. Báo cáo tài chính thể hiện tình trạng sức khỏe tài chính của một công ty bất kì và chúng thường chứa rất nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư. Hãy cùng Moneytory tìm hiểu cách đọc và hiểu báo cáo tài chính của một công ty đi kèm với các ví dụ minh họa cụ thể nhé.

Báo cáo tài chính (BCTC) là gì?

BCTC cung cấp thông tin liên quan tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp như tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…

BCTC thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và cuối năm (đối với các công ty niêm yết trên sàn)

Báo cáo tài chính (BCTC) có mấy loại?

Báo cáo tài chính (BCTC) thường có 2 loại chính:

BCTC riêng lẻđối với một công ty không có sở hữu công ty con nào thì chỉ có duy nhất một loại BCTC cho công ty đó, và đó là BCTC riêng lẻ.
BCTC hợp nhấtđối với một công ty sở hữu công ty con thì sẽ có cả 2 loại báo cáo là BCTC riêng lẻ và BCTC hợp nhất (dành cho cả tập đoàn)

BCTC thực chất là một bộ báo cáo gồm 3 báo cáo chính:

Báo cáo thu nhậplà báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời tình hình thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đới với nhà nước trong 1 kỳ kế toán.
Bảng cân đối kế toáncung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Báo cáo này cho biết tại thời điểm hiện tại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệphản ánh các khoản thu và chi trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dựa vào báo cáo này chúng ta có thể đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán và dự đoán được dòng tiền trong kì tiếp theo của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán (balance sheet)

Công thức: Tài sản = Nguồn vốn {Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu}.

Phương trình này phải luôn cân bằng trong sổ sách một doanh nghiệp.

Tài sản 

  • Tài sản ngắn hạn: là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
    • Tiền và tương đương tiền: tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
    • Các khoản phải thu: số tiền khách hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp.
    • Hàng tồn kho: giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp, có thể là nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc hàng hóa…
  • Tài sản dài hạn: là những tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm, gồm 2 loại:
    • Tài sản cố định: máy móc thiết bị, nhà xưởng, máy tính…
    • Tài sản vô hình: các bằng sáng chế, bản quyền phát minh…

Nguồn vốn

  • Nợ phải trả:
    • Nợ ngắn hạn: những khoản nợ doanh nghiệp phải trả dưới 1 năm
    • Nợ dài hạn: những khoản nợ doanh nghiệp phải trả trên 1 năm, bao gồm:
      • Phải trả người bán: số tiền doanh nghiệp còn nợ nhà cung cấp
      • Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động
      • Vay và nợ ngắn/dài hạn: những khoản vay nợ tín dụng. Các khoản vay này doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn – lãi vay.
    • Vốn chủ sở hữu: là bằng Tài sản – Nợ phải trả, phản ánh số tiền trên lý thuyết có thể phân bổ lại cho Cổ đông sau khi thanh lý hết tài sản và khấu trừ Nợ.
      • Lợi nhuận chưa phân phối:
      • Quỹ đầu tư phát triển

Ví dụ: bảng cân đối kế toán công ty Hòa Phát (T9/2021)

Tài sản

bctc hòa phát
Bảng cân đối kế toán Hòa Phát T92021 (1) Nguồn: Moneytory
bctc hòa phát 2
Bảng cân đối kế toán Hòa Phát T92021 (2) Nguồn: Moneytory

Nguồn vốn

  • Nợ phải trả
bctc hòa phát
Nợ phải trả Hòa Phát T92021. Nguồn: Moneytory
  • Vốn chủ sở hữu
vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu Hòa Phát T92021. Nguồn: Moneytory

Như các bạn thấy đó:

  • Tài sản của Hòa Phát (HPG) tới hết tháng 9 năm 2021 là: 174,643,274,131,664 (174 trăm nghìn tỉ VND)
  • Tổng nợ phải trả của Hòa Phát tới hết tháng 9 năm 2021 là: 90,317,590,112,165 (90 nghìn tỉ VND)
  • Tổng vốn chủ sở hữu của Hòa Phát tới hết tháng 9 năm 2021 là: 84,325,685,009,499 (80 nghìn tỉ VND)
    • 174,643,274,131,664 = 90,317,590,112,165 + 84,325,685,009,499

Một số điều rút ra từ bảng cân đối kế toán của Hòa Phát:

  • Tiền và tương đương tiền: không thay đổi nhiều từ tháng 1/2021 tới 9/2021 –
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn: tăng đáng kể từ tháng 1/2021 tới 9/2021 – doanh nghiệp có chiến lược tối ưu hóa dòng vốn dư
  • Các khoản phải thu ngắn hạn: đang tăng đáng kể, đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng
  • Hàng tồn kho: cũng đang tăng đáng kể, phản ánh khả năng bán hàng của doanh nghiệp có thể đang gặp vấn đề.
  • Các khoản phải thu dài hạn: cũng đang tăng đáng kể.
  • Đầu tư tài chính dài hạn: doanh nghiệp có vẻ đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty con.
  • Nợ phải trả tăng chủ yếu do sự tăng của Nợ ngắn hạn: trong đó Nợ phải trả người bán ngắn hạn tăng mạnh – đây không hẳn là một yếu tố tiêu cực vì doanh nghiệp đang sử dụng vốn của doanh nghiệp khác.

Báo cáo thu nhập (income statement)

Công thức chung: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

income statement
Báo cáo thu nhập Hòa Phát T92021. Nguồn: Moneytory

Doanh thu

Có một số điểm cần quan tâm trong mục Doanh thu của doanh nghiệp:

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh nghiệp

Giá vốn bán hàng: là chi phí giá gốc để tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: như ở Hòa Phát sản xuất thép thì giá vốn bán hàng của họ chủ yếu là giá nguyên vật liệu mua vào để sản xuất.

Trong ví dụ này của Hòa Phát thì Doanh thu bán hàng đang tăng mạnh (gần gấp 2 so với cùng kỳ năm ngoái) – 1 tín hiệu lạc quan cho các nhà đầu tư.

Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp

Giá vốn bán hàng của Hòa Phát tăng chậm hơn so với tốc độ Doanh thu bán hàng – 1 tín hiệu lạc quan khác.

Lợi nhuận

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bảo hiểm, quản lý doanh nghiệp

Tổng lợi nhuận trước thuế (Earning before interest and taxes – EBIT) = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác. Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng nhất nhà đầu tư cần quan tâm khi đọc BCTC của doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng sinh ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thuần túy của doanh nghiệp. Trong ví dụ này của Hòa Phát thì EBIT của họ đang tăng trưởng rất tốt (tăng gần gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái)

Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế TNDN – Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ = Lợi nhuận sau thuế TNDN – Lợi ích của cổ đông không kiểm soát. Đây cũng là một chỉ số quan trọng nữa vì đây là số dùng để tính EPS (Earning per share). Nhà đầu tư sẽ lấy số này chia cho Tổng số cổ phiếu đang lưu hành là có số EPS, phản ánh mức độ hiệu quả (sinh lời) trên 1 cổ phiếu của công ty. Ở ví dụ này của Hòa Phát thì EPS ở thời điểm này đang là 7,085 VND – mỗi cổ phiếu sinh ra 7,085 đ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement)

Báo cáo này cho biết doanh nghiệp thực sự kiếm được bao nhiêu tiền và tiêu bao nhiêu trong 1 khoảng thời gian nhất định.

cash flow 1
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hòa Phát T92021 (1) Nguồn: Moneytory
cash flow 2
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hòa Phát T92021 (2) Nguồn: Moneytory

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày thành 3 phần tương ứng

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – đây là thành phần chính nhà đầu tư cần quan tâm
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và ra liên quan tới hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản…
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: liên quan tới việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu (nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông…) và vay nợ (chi trả nợ gốc vay hay vay nợ mới nhận được…)

 Trong ví dụ của Hòa Phát thì chúng ta chỉ thấy sự khác biệt lớn nhất ở Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty có tăng trưởng tốt (tăng gần gấp 3 so với cùng kỳ năm). Ngoài ra thì cũng không có sự bất thường nào trong báo cáo của họ.

Lời kết

Thực ra đọc Báo cáo tài chính (BCTC) đúng là quan trọng tuy nhiên nó cũng yêu cầu nhà đầu tư phải dành thời gian nhất định nghiên cứu cả 3 báo cáo quan trọng là Báo cáo thu nhập, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển dòng tiền. Các mục/chỉ số có thể rút ra từ các báo cáo này nếu đứng một mình thường cũng không có nhiều ý nghĩa, thay vào đó các bạn cũng vẫn phải phân tích tiếp: ví dụ như đem so sánh chỉ số đó với các công ty/doanh nghiệp cùng ngành để thấy hiệu quả kinh doanh của công ty bạn đang đọc BCTC là gì. Ở khoản này thì hiện tại các công ty chứng khoán cũng đã làm giúp các bạn nhiều rồi.

tcbs screenshot
Màn hình của TCBS. Nguồn: Moneytory

Dù vậy, đọc hiểu Báo cáo tài chính (BCTC) của 1 doanh nghiệp vẫn sẽ giúp các bạn làm quen với các chỉ số tài chính và có một góc nhìn toàn diện hơn về sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

hướng dẫn đầu tư cổ phiếu nhập môn-finpedia
Cẩm nang đầu tư cổ phiếu nhập môn

Bạn đang muốn đầu tư chứng khoán (cổ phiếu) nhưng chưa có kiến thức cơ bản? Chúc mừng, bạn đã tới đúng nơi cần tới rồi đó – Moneytory sẽ