Đầu tư Finhay nên hay không?

Theo dõi Moneytory trên
đầu tư finhay nên hay không-finpedia

Đầu tư Finhay có nên hay không là một câu hỏi được tìm kiếm khá nhiều trên Google thời điểm gần đây. Ở bài viết trước, Moneytory đã gửi tới các bạn đánh giá về Finhay – một trong những ứng dụng đầu tư tài chính thông minh hot nhất thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Finhay review: mọi thứ bạn cần biết trước khi dùng Finhay

Thực tế câu hỏi “Có nên đầu tư vào Finhay” phải được diễn đạt lại một cách chính xác là “Có nên đầu tư vào các Gói sản phẩm đầu tư Finhay?” và nếu câu trả lời là Có thì “Chính xác là tôi nên đầu tư vào Gói sản phẩm đầu tư nào của Finhay?”

Để giúp các bạn tiết kiệm thời gian, Moneytory đã phân tích chi tiết các gói sản phẩm đầu tư Finhay và các bạn có thể nhanh chóng rút ra kết luận cho mình bằng cách đọc những thông tin sau đây nhé!

Các gói sản phẩm đầu tư Finhay

Finhay hiện có 6 gói sản phẩm đầu tư với khẩu vị rủi ro tăng dần theo thứ tự dưới đây:

  1. Rùa Hoàn Kiếm
  2. Cò Trắng
  3. Voi Rừng
  4. Sao La
  5. Trâu Nước
  6. Báo Gấm

Các giả thiết để phân tích các gói sản phẩm đầu tư Finhay

  1. Mục tiêu: chúng ta muốn tìm và so sánh Hiệu suất sinh lời của các gói sản phẩm này
  2. Sau khi tìm được 1, chúng ta sẽ thử so sánh hiệu suất đó với các kênh đầu tư khác trên thị trường (tất nhiên là sẽ so sánh với các kênh có tính chất tương đồng)
  3. Mỗi một sản phẩm đầu tư Finhay được cấu thành từ những danh mục đầu tư khác nhau, chúng ta sẽ giả sử là một người dùng đầu tư 100 triệu VNĐ vào mỗi một gói đầu tư Finhay từ đầu năm 2017 cho tới hết năm 2021 để xem từ 100 triệu ban đầu chúng ta sẽ có được bao nhiều tiền ở thời điểm cuối. Sau đó chúng ta sẽ dùng số tiền cuối này để tính ngược lại các chỉ số như lãi kép/năm (giả tưởng) và lãi đơn trung bình/năm.
  4. Thực tế là Finhay đã thay đổi danh mục & phân bổ đầu tư của các gói sản phẩm của họ từ khoảng tháng 7 năm 2021. Điều đó có nghĩa là để đánh giá về hiệu suất sinh lời của các sản phẩm này chúng ta sẽ phải chia ra làm 2 giai đoạn:
  5. Giai đoạn 1: từ 2017 (thời điểm Finhay mới ra mắt) tới hết năm 2020
  6. Giai đoạn 2: từ 2020 tới hết năm 2021
  7. Để đơn giản hóa việc phân tích, chúng ta sẽ coi như các gói đầu tư Finhay được thay đổi vào chính xác ở cuối năm 2020, sau đó phân bổ danh mục sẽ được thay đổi ngay lập tức và kết quả đầu tư của cả năm 2021 sẽ phản ánh thay đổi này. Do đó, lãi suất tính toán ở bài viết này sẽ chỉ mang tính chất tương đối, không thể chính xác 100% được.

Được rồi, và không câu giờ thêm nữa, sau đây là bảng tóm tắt kết quả sinh lời của các gói sản phẩm đầu tư Finhay

Sản phẩm đầu tư FinhayTổng tiền tới hết 2020Tổng tiền tới hết 2021Tăng trưởng tb/nămLãi kép/năm
Rùa Hoàn Kiếm118,177,395
VNĐ
125,495,518
VNĐ
5.00%4.65%
Cò Trắng133,082,292 VNĐ148,732,670 VNĐ9.75%8.26%
Voi Rừng137,097,069 VNĐ160,735,614 VNĐ12.15%9.96%
Sao La155,419,364 VNĐ189,112,680 VNĐ17.82%13.59%
Trâu Nước158,825,147 VNĐ199,041,858 VNĐ19.81%14.76%
Báo Gấm100,000,000 VNĐ130,899,468 VNĐ30.9%

Phân tích chi tiết các gói sản phẩm đầu tư Finhay

Dưới đây là giải thích về các cột thông tin trong các bảng phân tích:

  • Cột A: tên CCQ có trong danh mục đầu tư
  • Cột B: tổ chức phát hành CCQ
  • Cột C: loại hình đầu tư của quỹ
  • Cột D: lãi kép theo năm đã được tính trước đó. Lưu ý đây là chỉ số giả tưởng dùng để so sánh hiệu suất và tính toán. Bạn đọc có thể xem thêm ở bài viết này: Tổng hợp hiệu suất sinh lời 32 quỹ đầu tư hàng đầu.
  • Cột E: tỉ lệ phân bổ danh mục cũ tới hết năm 2020
  • Cột F: tỉ lệ phân bổ danh mục mới
  • Các cột còn lại: tính toán của 100 triệu ban đầu và giá trị cuối cùng của danh mục tới hết năm 2021.

Rùa Hoàn Kiếm

Danh mục Rùa Hoàn Kiếm được phân bổ vào 3 quỹ trái phiếu là SSIBF (25%), TCBF (20%) và TCFF (55%). Tính tới hết năm 2020 danh mục tăng trưởng lên 118,177,395 VNĐ.

Sau khi phân bổ lại danh mục, Finhay vẫn giữ nguyên 3 quỹ trái phiếu này, chỉ thay đổi tỉ trọng danh mục.

Danh mục đầu tư Rùa Hoàn Kiếm mới
Danh mục đầu tư Rùa Hoàn Kiếm mới

Cụ thể:

SSIBF (45%)

TCBF (35%)

TCFF (20%)

Tổng kết:

  • Tới hết năm 2021, tổng danh mục đạt 125,495,518 VNĐ. Sau 5 năm, tổng danh mục tăng trưởng 25.5%. Đồng nghĩa với tăng trưởng trung bình 5.00%/năm. Lãi kép (giả tưởng) khoảng 4.65%/năm.
  • Để làm một phép so sánh thì dưới đây là bảng tổng kết tăng trưởng các quỹ trái phiếu nổi bật của Việt Nam giai đoạn 2015-2021.

Nhận xét:

  • Rùa Hoàn Kiếm có mức tăng trưởng thấp, ngay cả khi so sánh với cái quỹ trái phiếu cùng phân khúc.
  • Finhay tỏ ra khá chậm chạp trong việc thay đổi danh mục đầu tư, khi TCBF có mức tăng trưởng tốt nhất trong 3 quỹ lại có tỉ lệ phân bổ thấp nhất. Và ngay cả sau khi thay đổi sang tỉ lệ mới thì TCBF vẫn chỉ có 35% tỉ trọng, tức là cũng chỉ chiếm 1/3. Một quyết định khá khó hiểu theo góc nhìn của Moneytory.

4 sản phẩm đầu tư Finhay tiếp theo là Cò Trắng, Voi Rừng, Sao La, Trâu Nước sử dụng chung một danh mục cũ gồm 8 sản phẩm. Danh mục mới sau khi sửa đổi cũng vẫn được dùng chung gồm 9 sản phẩm. Điểm khác biệt duy nhất giữa các sản phẩm này là tỉ trọng của các quỹ trong danh mục mà thôi. Cụ thể là sản phẩm đầu tư nào có khẩu vị rủi ro nhỏ thì sẽ được phân bổ vào các quỹ Trái phiếu nhiều hơn. Khẩu vị rủi ro lớn hơn thì tỉ lệ phân bổ vào các quỹ mở và quỹ ETF sẽ lớn dần hơn.

Để tiện so sánh thì các bạn có thể nhìn vào bảng Tổng hợp hiệu suất sinh lời của 32 quỹ đầu tư hàng đầu dưới đây

Cò Trắng

Danh mục cũ của Cò Trắng

  • TCBF: 50%
  • DCBF: 15%
  • BVBF: 15%
  • SSI-SCA: 6%
  • VNDAF: 4%
  • E1VFVN30: 4%
  • DCDS: 3%
  • BVBF: 3%

Danh mục mới của Cò Trắng

Danh mục đầu tư Cò Trắng mới
Danh mục đầu tư Cò Trắng mới
  • SSIBF: 40%
  • VNDBF: 20%
  • TCBF: 17%
  • SSI-SCA: 6%
  • FUEVN100: 4%
  • FUESSV30: 4%
  • FUEVFVND: 3%
  • FUEMAV30: 3%
  • DCDS: 3%

Tổng kết:

  • Tới hết năm 2020, danh mục Cò Trắng tăng trưởng lên 133,082,292 VNĐ.
  • Tới hết năm 2021, tổng danh mục Cò Trắng tăng trưởng đạt 148,732,670 VNĐ.
  • Sau 5 năm, tăng trưởng của Cò Trắng đạt 48.7%, trung bình tăng trưởng 9.75%/năm, lãi kép (giả tưởng) 8.26%/năm.

Nhận xét:

  • Mức tăng trưởng của Cò Trắng thuộc loại trung bình khá. Nên nhớ gửi tiết kiệm ngân hàng thời hạn 1 năm những năm 2017 có thể có lãi suất lên tới gần 10%/năm. Tương tự, mức tăng trưởng của Cò Trắng không thể so sánh với các kênh đầu tư khác trong cùng thời kỳ. Xem thêm: Kênh đầu tư nào sinh lời tốt nhất 5 năm vừa qua.
  • Nhìn vào cơ cấu danh mục đầu tư chúng ta có thể thấy cách tiếp cận của Cò Trắng khá cẩn trọng: các CCQ có chỉ số tăng trưởng tốt như FUEVFVND, FUESSV30, hay ngay cả quỹ mở DCDS cũng vẫn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn.
  • Một điều khá khó hiểu nữa là các quỹ trái phiếu có hiệu suất sinh lời tốt hơn thì lại bị loại ra khỏi danh mục mới, trong khi SSIBF và VNDBF có tăng trưởng thấp thì lại được cơ cấu vào danh mục thậm chí chiếm tỉ trọng lớn.
  • Nhìn chung, Cò Trắng vẫn là một sản phẩm đầu tư vào Trái phiếu (chiếm tỉ trọng 77% danh mục). Mức sinh lời của Cò Trắng so với các quỹ Trái phiếu khác thì thuộc loại tốt, nhưng nếu so rộng ra với các kênh khác thì chỉ thuộc loại trung bình.  

Voi Rừng

Danh mục cũ của Voi Rừng

  • TCBF: 25%
  • DCBF: 20%
  • BVBF: 25%
  • SSI-SCA: 4%
  • VNDAF: 6%
  • E1VFVN30: 7%
  • DCDS: 8%
  • BVBF: 5%

Danh mục mới

Danh mục đầu tư Voi Rừng mới
Danh mục đầu tư Voi Rừng mới
  • SSIBF: 26%
  • VNDBF: 18%
  • TCBF: 14%
  • SSI-SCA: 4%
  • FUEVN100: 7%
  • FUESSV30: 10%
  • FUEVFVND: 5%
  • FUEMAV30: 8%
  • DCDS: 8%

Tổng kết:

  • Tới hết năm 2020, danh mục Voi Rừng tăng trưởng lên 137,097,069 VNĐ.
  • Tới hết năm 2021, tổng danh mục Voi Rừng tăng trưởng đạt 160,735,614 VNĐ.
  • Sau 5 năm, tăng trưởng của Voi Rừng đạt 60.7%, trung bình tăng trưởng 12.15%/năm, lãi kép (giả tưởng) 9.96%/năm.

Nhận xét:

  • Mức tăng trưởng của Vo Rừng thuộc loại khá. Ít nhất là cao hơn lãi gửi tiết kiếm ngân hàng. Tuy nhiên tương tự  của Cò Trắng, Voi Rừng không thể so sánh với các kênh đầu tư khác trong cùng thời kỳ. Xem thêm: Kênh đầu tư nào sinh lời tốt nhất 5 năm vừa qua.
  • Nhìn vào cơ cấu danh mục đầu tư chúng ta có thể thấy cách tiếp cận của Voi Rừng cởi mở hơn một chút so với Cò Trắng – đó là phân bổ vào ETF chiếm tới 30%. Tuy nhiên tương tự Cò Trắng, các sản phẩm có lãi kép tốt nhất vẫn chỉ chiếm tỉ trọng khiêm tốn, trong khi những sản phẩm có lãi không tốt lại vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu danh mục.
  • Nhìn chung, Voi Rừng là một sản phẩm đầu tư cân bằng (trái phiếu chiếm tỉ trọng 58%, ETF 30% và quỹ mở 12% danh mục). Mức sinh lời của Voi Rừng thuộc loại trung bình. Nhìn rộng ra Voi Rừng chỉ có tăng trưởng tốt hơn khoảng 11 quỹ đầu tư trong top 32, mà phần lớn 11 quỹ này là quỹ trái phiếu.

Sao La

Danh mục cũ của Sao La

  • TCBF: 16%
  • DCBF: 14%
  • BVBF: 6%
  • SSI-SCA: 12%
  • VNDAF: 5%
  • E1VFVN30: 8%
  • DCDS: 34%
  • BVBF: 5%

Danh mục mới: quỹ trái phiếu 35%, quỹ ETF 39%, quỹ mở 26%

Danh mục đầu tư Sao La
Danh mục đầu tư Sao La
  • SSIBF: 16%
  • VNDBF: 8%
  • TCBF: 11%
  • SSI-SCA: 12%
  • FUEVN100: 5%
  • FUESSV30: 16%
  • FUEVFVND: 6%
  • FUEMAV30: 12%
  • DCDS: 14%

Tổng kết:

  • Tới hết năm 2020, danh mục Sao La tăng trưởng lên 155,419,364 VNĐ.
  • Tới hết năm 2021, tổng danh mục Sao La tăng trưởng đạt 189,112,680 VNĐ.
  • Sau 5 năm, tăng trưởng của Sao La đạt 89.11%, trung bình tăng trưởng 17.82%/năm, lãi kép (giả tưởng) 13.59%/năm.

Nhận xét:

  • Tăng trưởng của Sao La trong giai đoạn 5 năm thuộc mức khá. Nếu so rộng ra với 32 quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam thì Sao La có hiệu suất sinh lời cao hơn 18 quỹ, tức đứng ở khoảng giữa bảng xếp hạng.

Trâu Nước

Danh mục cũ của Trâu Nước

  • TCBF: 4%
  • DCBF: 3%
  • BVBF: 10%
  • SSI-SCA: 48%
  • VNDAF: 10%
  • E1VFVN30: 10%
  • DCDS: 10%
  • BVBF: 5%

Danh mục mới: quỹ trái phiếu 12%, quỹ ETF 40%, quỹ mở 48%

Danh mục đầu tư Trâu Nước
Danh mục đầu tư Trâu Nước mới
  • SSIBF: 3%
  • VNDBF: 5%
  • TCBF: 4%
  • SSI-SCA: 38%
  • FUEVN100: 10%
  • FUESSV30: 8%
  • FUEVFVND: 12%
  • FUEMAV30: 10%
  • DCDS: 10%

Tổng kết:

  • Tới hết năm 2020, danh mục Trâu Nước tăng trưởng lên 158,825,147 VNĐ.
  • Tới hết năm 2021, tổng danh mục Trâu Nước tăng trưởng đạt 199,041,858 VNĐ.
  • Sau 5 năm, tăng trưởng của Trâu Nước đạt 99.04%, trung bình tăng trưởng 19.81%/năm, lãi kép (giả tưởng) 14.76%/năm.

Nhận xét:

  • Tăng trưởng của Trâu Nước trong giai đoạn 5 năm thuộc mức khá. Nếu so rộng ra với 32 quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam thì Trâu Nước có hiệu suất sinh lời cao hơn 22 quỹ, tức đứng ở khoảng gần 1/3 top đầu

Báo Gấm

Báo Gấm là trường hợp khá đặc biệt vì chưa đủ 1 năm tuổi đời nên kết quả hoạt động có lẽ sẽ bị lạc quan quá so với thị trường.

Danh mục của Báo Gấm: Trái phiếu 5%, quỹ ETF 95%

Danh mục đầu tư Báo Gấm
Danh mục đầu tư Báo Gấm
  • FUESSVFL: 40%
  • FUESSV50: 18%
  • FUEVN100: 25%
  • FUEMAV30: 12%
  • SSIBF: 5%

Tổng kết:

  • Tới hết năm 2021, Báo Gấm tăng trưởng lên thành 130,899,468 VNĐ từ 100,000,000 VNĐ ban đầu, đạt mức tăng trưởng 30.9%.

Nhận xét:

Danh mục của Báo Gấm có thể chọn những sản phẩm tốt hơn trong cùng phân khúc. Ví dụ: ETF họ bỏ qua FUEVFVND vốn là quỹ ETF có tăng trưởng tốt nhất thị trường. Tương tự trong các quỹ Trái phiếu họ chọn SSIBF, vốn là quỹ trái phiếu có tăng trưởng thuộc nhóm ít nhất trong các sản phẩm quỹ trái phiếu.

Nhận xét chung về các sản phẩm đầu tư Finhay

  1. Trong 6 sản phẩm đầu tư Finhay, ngoại trừ Báo Gấm vốn có tuổi đời quá ngắn, 5 sản phẩm còn lại có mức tăng trưởng không quá ấn tưởng so với thị trường. Thậm chí những sản phẩm như Rùa Hoàn Kiếm có mức tăng trưởng quá thấp và danh mục được lựa chọn cũng khá khó hiểu xét trên phương diện hiệu suất sinh lời thuần túy.
  2. Nếu thật sự muốn đầu tư Finhay, các bạn có thể cân nhắc 2 gói là Sao La và Trâu Nước. Nhưng vẫn phải nhắc lại là đấy là nếu các bạn không muốn tìm hiểu sâu hơn nữa vào các quỹ đầu tư. Còn nếu xét về tăng trưởng, nhà đầu tư có thể có những lựa chọn tốt hơn.
  3. Nói tóm lại, đầu tư Finhay là một lựa chọn không quá ấn tượng về mặt tăng trưởng. Cách mà ứng dụng này lựa chọn danh mục đầu tư cũng khá khó hiểu. Có thể đó là kết quả của một “bí quyết nhà nghề” nào đó mà Moneytory chưa có thông tin. Tuy nhiên có thể kết luận là nhà đầu tư nếu chịu khó tìm hiểu thì sẽ có những lựa chọn đầu tư có hiệu suất cao hơn trên thị trường.

Finhay lừa đảo không?

Theo đánh giá và tìm hiểu của Moneytory thì Finhay được đăng ký dưới tên CÔNG TY CỔ PHẦN FINHAY VIỆT NAM mã số doanh nghiệp 0107748373 được đại diện theo pháp luật bởi Nghiêm Xuân Huy.
Về bản chất Finhay cũng không trực tiếp giữ và đầu tư tiền của nhà đầu tư mà thay vào đó ứng dụng này sẽ chuyển số tiền đó về cho những cơ quan quản lý quỹ chuyên nghiệp, trong trường hợp này là  Công ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Thiên Việt, đơn vị được thành lập và giám sát bởi Ủy ban chứng khoán Việt Nam. Bởi vậy nên có thể kết luận là mô hình kinh doanh của Finhay rất minh bạch và lành mạnh.

Nên đầu tư hay tích lũy Finhay?

Câu trả lời này thì cũng tùy thuộc và mục đích của nhà đầu tư khi sử dụng những ứng dụng như Finhay. Tuy nhiên Moneytory đã cố gắng đưa ra những phân tích sát nhất về cả những gói đầu tư cũng như tích lũy Finhay để bạn đọc có một góc nhìn toàn cảnh qua đó đưa ra những lựa chọn của mình.

Finhay liên kết với ngân hàng nào?

Hiện Finhay liên kết với Techcombank, ngân hàng Bản Việt và CIMB.

Bài viết liên quan

Đầu tư tikop hiệu quả không?
Đầu tư Tikop hiệu quả không?

Tương tự Finhay, Tikop cũng có những gói sản phẩm đầu tư thiết kế sẵn của họ nhằm thu hút những nhà đầu tư nhỏ lẻ và chưa có nhiều