FVG (Fair Value Gap) là 1 thành phần quan trọng bậc nhất đối với những người giao dịch theo phương pháp ICT (Inner Circle Trader). Bản thân FVG cũng có nhiều loại và mỗi loại đều có đặc tính riêng của chúng. Nắm rõ đặc điểm của mỗi loại FVG sẽ giúp nhà giao dịch có tỉ lệ thắng (win rate) tốt hơn và tự tin hơn trong mỗi quyết định mua/bán của mình.
Hãy cùng Moneytory tìm hiểu sâu hơn về FVG và ứng dụng của nó trong bài viết này!
Tất nhiên nếu bạn nào lười đọc thì cũng có thể…coi video của Admin làm về chủ đề này dưới đây:
FVG là gì?
FVG (Fair Value Gap) là 1 cấu trúc giá (pattern) thể hiện sự mất cân bằng của thị trường. 1 cấu trúc FVG bao gồm 3 cây nến theo mô hình dưới đây:
Theo đó, FVG là khoảng cách giữa râu của cây nến thứ 1 và cây nến thứ 3. Khoảng cách này thể hiện sự mất cân bằng mua bán của thị trường -> dấu hiệu của 1 xu hướng mạnh (có thể là tăng hoặc giảm).
Như vậy, FVG có 2 tầng ý nghĩa:
- FVG thể hiện xu hướng nhất thời của thị trường (thường là xu hướng mạnh dẫn tới mất cân bằng) và
- FVG là nơi mà giá sẽ có nhiều xu hướng quay trở lại (draw of liquidity/DOL); lý do là thị trường sẽ có xu hướng tự điều chỉnh sau những nhịp mất cân bằng
Có những loại FVG nào? Đặc điểm của từng loại
Break away gap
Break away gap là loại FVG mạnh nhất: giá tạo FVG và đi tiếp theo xu hướng mà không quay lại vùng mất cân bằng ngay lập tức. Thường thì khi giá tạo ra những Break away gap như thế này thì sẽ mất 1 thời gian dài sau giá mới quay trở lại vùng break away gap này!
Mitigated gap
Mitigated gap là cấu trúc FVG mà ngay tại cây nến thứ 4 giá đã quay trở lại “chạm” vào vùng mất cân bằng.
Đây là dấu hiệu của 1 FVG yếu và giá sau đó có nhiều khả năng sẽ “tiếp tục” quay lại vùng này!
Balance Price Range (BPR)
Balance Price Range (BRP) là 1 cấu trúc FVG mà ngay sau khi hình thành sẽ bị “lấp/fill” bởi 1 FVG “trái chiều”. Như minh họa thì ngay khi 3 cây nến giảm tạo ra 1 FVG “trừ” thì 2 cây nến tiếp theo là nến tăng cũng tạo ra 1 FVG “cộng”, lấp đầy ngay vùng mất cân bằng giảm.
BPR thường thể hiện dấu hiệu đảo chiều mạnh của xu hướng giá!
Inversion
Inversion là 1 phiên bản…nhẹ nhàng hơn của BPR: vùng mất cân bằng sẽ được lấp đầy “từ từ”. Inversion cũng là 1 cấu trúc mang thiên hướng đảo chiều nhưng không “mạnh” được như BPR!
Cách phân biệt 1 FVG mạnh (hoặc yếu)
1 FVG mạnh chính là Break away gap.
1 FVG yếu sẽ thể hiện ở ngay trong cấu trúc 3 nến ban đầu: hãy nhìn vào cây nến thứ 3. Nếu giá đóng cửa (closed price) của cây nến số 3 cao hơn (trong trường hợp FVG giảm) giá thấp nhất (low price) của cây nến số 2 (như hình minh họa) thì đó là dấu hiệu của 1 FVG yếu.
1 FVG mạnh (hoặc yếu) có ý nghĩa như thế nào?
1 FVG mạnh hay yếu là cách chúng ta “dự đoán” giá có quay lại vùng mất cân bằng (FVG) ngay lập tức hay không. Điều đó giúp ích rất nhiều cho việc giao dịch của chúng ta.
Như hình minh họa ở trên, rõ ràng với cấu trúc 1 FVG yếu, chúng ta có thể hi vọng là giá sẽ quay lại vùng mất cân bằng trong thời gian ngắn chứ không đi xa ngay lập tức được!
Lời kết
Như vậy là Moneytory đã gửi tới các bạn bài viết FVG (Fair Value Gap) là gì. Hi vọng những thông tin chúng tôi đưa ra có ích và xứng đáng thời gian đọc của các bạn!
Xin hãy ủng hộ Moneytory bằng cách để lại góp ý, thắc mắc hoặc bình luận trong mục Bình luận bên dưới. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho chúng tôi!