Đầu tư là bước quan trọng (nếu không muốn nói là quan trọng nhất) để tích luỹ tài sản. Nếu bạn đang ở đây thì chúc mừng bạn, bạn đã tới gần hơn một bước trên con đường làm giàu cho bản thân. Đừng lo nếu bạn chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về các khái niệm đầu tư, chúng tôi ở đây là để giúp bạn làm điều đó – khởi đầu bằng cách xác định phong cách đầu tư nào là phù hợp với bạn.
Trước khi các bạn quyết định xuống tiền cho bất kì một công cụ đầu tư tài chính nào, bạn cũng nên hiểu ít nhất là một số khái niệm cơ bản của các công cụ đó. Dưới đây là một số các phương thức đầu tư tốt mà chúng tôi khuyến nghị:
Một số phương thức đầu tư tài chính cơ bản:
- Đầu tư cổ phiếu
- Đầu tư trái phiếu
- Đầu tư các quỹ mở (Mutual Fund)
- Đầu tư quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục)
Tất nhiên sẽ không có một giải pháp hoặc một phương thức đầu tư nào “hoàn hảo”. Để chọn ra một (hoặc nhiều) phương án đầu tư tốt nhất cho bản thân, bạn cũng nên dành thời gian suy nghĩ về:
- Phong cách đầu tư của mình
- Khả năng tài chính
- Và khẩu vị rủi ro
Phong cách đầu tư là gì
Có 2 phong cách đầu tư chính trong thế giới tài chính: đầu tư chủ động và đầu tư bị động. Mỗi phong cách có ưu thế riêng của nó, miễn là bạn tập trung vào kết quả dài hạn thay vì ngắn hạn. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi muốn bạn tập trung vào những yếu tố cá nhân như tính cách, khả năng tài chính, khẩu vị rủi ro và sở thích của bạn để xác định một phong cách đầu tư riêng cho mình.
Phong cách đầu tư chủ động có nghĩa là sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, lập và theo dõi sát sao danh mục đầu tư của bản thân. Nếu bạn nghĩ bạn có thể đặt lệnh mua và bán một cổ phiếu cụ thể qua một sàn giao dịch online, bạn phù hợp để làm một nhà đầu tư chủ động. Để trở thành một nhà đầu tư chủ động thành công, bạn cũng cần những yếu tố sau:
- Thời gian: Đầu tư chủ động cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Bạn sẽ dành hàng giờ, thậm chí hàng ngày, tuần để nghiên cứu về các cơ hội đầu tư, làm phân tích cơ bản và theo dõi sát sao các danh mục đầu tư sau khi đã xuống tiền.
- Kiến thức: Tất nhiên là dù có cho bạn cả tháng làm phân tích cơ bản mà bạn…không biết những kiến thức đó thì cũng vô ích đúng không? Bởi vậy nên bạn cũng cần kiến thức để phân tích các cơ hội đầu tư (như nghiên cứu thị trường vĩ mô, cổ phiếu của một công ty bất kì, cách đọc báo cáo tài chính, etc.) Tóm lại là bạn nên thông thạo các kiến thức cơ bản về đầu tư tài chính trước khi quyết định xuống tiền.
- Khát vọng: Một số người đơn giản là không muốn dành hàng giờ ngồi nhìn các danh mục tài chính hoặc các bảng điện tử. Hơn thế nữa, đầu tư bị động có lịch sử mang lại lợi nhuận tốt. Vậy nên không có gì bất thường nếu có nhiều người lựa chọn phong cách đó. Nhà đầu tư chủ động tương tự sẽ phải dành nhiều thời gian và công sức hơn những người khác với mong muốn có lợi nhuận cao hơn.
Ở chiều ngược lại, phong cách đầu tư bị động cũng giống như điều khiển một chiếc máy bay ở chế độ tự động lái. Bạn sẽ có lợi nhuận trong dài hạn mà hầu như không phải bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức. Một cách nói khác, đầu tư bị động là bỏ tiền vào những danh mục đầu tư mà những người khác đã làm phần việc khó nhất cho bạn rồi – bỏ tiền vào các quỹ tương hỗ là một ví dụ điển hình cho phong cách đầu tư dạng này.
Hoặc bạn cũng có thể chọn một phong cách “kết hợp” cả 2 yếu tố chủ động và bị động. Ví dụ bạn có thể thuê/sử dụng các dịch vụ tư vấn đầu tư tài chính hoặc các công cụ máy học để tạo chiến thuật và thành lập danh mục đầu tư cho bản thân mình.
Phong cách Đầu tư thụ động
Đơn giản, ổn định, dễ dự đoán
- Không can thiệp nhiều vào danh mục đầu tư
- Lợi nhuận vừa phải
- Không bị đánh thuế
Phong cách Đầu tư chủ động
Yêu cầu cao về thời gian và công sức, độ rủi ro cao hơn, tương ứng với lợi nhuận cao hơn (có thể)
- Can thiệp nhiều vào danh mục đầu tư (tự làm hoặc thông qua người quản lý danh mục)
- Rất nhiều nghiên cứu
- Tiềm năng thu về lợi nhuận khủng
Đọc thêm về Đầu tư bị động vs. chủ động
Khả năng tài chính – Bạn muốn đầu tư bao nhiêu tiền?
Bạn có thể nghĩ mình cần một khoản tương đối để bắt đầu, tuy nhiên thực tế bạn có thể chỉ cần khoảng 1 triệu đồng để bắt đầu. Số tiền khởi đầu không phải yếu tố quan trọng, điều quan trọng là bạn phải thực sự sẵn sàng (về mặt tài chính) để đầu tư một cách dài hạn và đều đặn.
Bạn thắc mắc đầu tư từ 1 triệu đồng như thế nào ư? Hãy tham khảo Finhay nhé.
Một điều chúng tôi khuyến nghị nữa là bạn phải có một quỹ tiền “cho trường hợp khẩn cấp”. Đây là một khoản tiền “để riêng” và có thể rút ra trong trường hợp cần thiết. Tất cả các phương thức đầu tư, từ cổ phiếu, tới quỹ tương hỗ, hay bất động sản đều có độ rủi ro (có thể lên xuống tương đối thất thường), và bạn không muốn phải bán những danh mục đó với giá thấp khi thị trường biến động vì thiếu tiền mặt. Quỹ “khẩn cấp” là một phương án để phòng tránh điều này.
Hầu như mọi chuyên gia hoạch định tài chính đều sẽ khuyên một quỹ khẩn cấp là một số tiền đủ cho 6 tháng chi tiêu của bạn (hoặc gia đình bạn). Tất nhiên là nếu làm được điều đó thì tốt, tuy nhiên không nhất thiết là bắt buộc phải để ra từng đó tiền mặt trước khi bắt đầu đầu tư: quan trọng là bạn không phải bán tháo danh mục đầu tư của mình mỗi khi có nhu cầu cần tiền mặt là được.
Một chi tiết quan trọng nữa trước khi nghĩ tới đầu tư là bạn cũng nên giải quyết tất cả các khoản vay lãi cao (ví dụ như nợ thẻ tín dụng hoặc vay tiêu dùng chẳng hạn). Bạn cứ nghĩ như thế này: lợi nhuận dài hạn từ thị trường chứng khoán đâu đó tầm 9-10%/năm (chỉ số VNINDEX tăng trưởng khoảng 23%/năm trong 5 năm trở lại đây). Lãi thẻ tín dụng hiện tại đang ở mức khoảng 30-38.3%/năm. Rõ ràng là đầu tư sẽ khó có thể giải quyết được vấn đề lãi vay (quá cao) của bạn.
Khẩu vị rủi ro – bạn chấp nhận rủi ro ở mức độ nào?
Không phải khoản đầu tư nào của bạn cũng sẽ thành công! Chúng tôi không thể nhấn mạnh hơn điều này – rằng là mọi phương thức đầu tư đều có rủi ro. Tất nhiên rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn – cơ bản của cơ bản, đúng không?
Điều quan trọng nhất là tìm được điểm cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận thu về và mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận được. Ví dụ đầu tư trái phiếu tương đối an toàn, bù lại lợi nhuận thấp – chỉ khoảng 6-10%/năm. Trái ngược thì đầu tư cổ phiếu có thể mang lại mức lợi nhuận cao – có thể lên tới 20-30%/năm, nhưng mức độ rủi ro tương ứng thì cũng cao hơn nhiều.
Ngay cả trong cùng một “rổ” Cổ phiếu hay Trái phiếu thì sự khác biệt về mức độ rủi ro cũng có thể khiến bạn phải suy nghĩ. Ví dụ cùng là trong rổ Trái phiếu doanh nghiệp, 1 Trái phiếu ngân hàng được đánh giá là hầu như không có rủi ro còn một Trái phiếu bất động sản không có tài sản đảm bảo rõ rang là mức độ rủi ro cao hơn nhiều. Về Cổ phiếu thì chắc các bạn cũng có thể nhìn ra sự khác biệt khổng lồ về rủi ro giữa một Cổ phiếu blue chip và một Cổ phiếu penny rồi.
Một giải pháp hợp lý cho Những người mới bắt đầu là sử dụng dịch vụ robo-advisory để tự tạo kế hoạch đầu tư phù hợp với bản thân – cân bằng giữa rủi ro và mục tiêu tài chính.
Vậy tóm lại, tôi nên đầu tư tiền của mình vào đâu?
Đây là một câu hỏi khó, và không may là sẽ không có một câu trả lời hoàn hảo cho tất cả mọi người. Chúng tôi khuyến nghị là: hình thức đầu tư phù hợp nhất phải phụ thuộc vào mục tiêu tài chính của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn đã dành thời gian đọc tới đây thì hẳn bạn cũng nên có một suy nghĩ tổng quan bạn nên đầu tư vào đâu (hoặc dưới hình thức nào rồi).
Ví dụ: nếu bạn có khẩu vị rủi ro cao, cũng như có dư dả thời gian và khao khát muốn nghiên cứu từng mã cổ phiếu cụ thể (và muốn học để làm điều đó một cách chính xác), bạn nên chọn phong cách đầu tư chủ động (đầu tư cổ phiếu). Ngược lại, nếu bạn có khẩu vị rủi ro thấp, và thoả mãn với lãi suất cao hơn lãi gửi tiết kiệm, thì đầu tư Trái phiếu (hoặc quỹ Trái phiếu) là những lựa chọn không tồi.
Thực ra chúng tôi sẽ khuyên bạn là nên bỏ tiền đầu tư vào những quỹ ETF hoặc các quỹ mở. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà thăng hoa và nếu bạn không muốn (hoặc không thể) bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu phân tích thị trường, thì những lựa chọn đầu tư nói trên sẽ là những lựa chọn tối ưu về lợi nhuận và độ rủi ro.
Dưới đây tổng hợp tăng trưởng các quỹ mở và quỹ ETF tại Việt Nam từ 2015 tới nay:
Lời kết
Đầu tư tài chính là một quá trình khó khăn và cần nhiều công sức để nghiên cứu, tìm hiểu, đặc biệt là với những người không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đúc kết được
1. Bạn muốn đầu tư như thế nào?
2. Bạn muốn đầu tư bao nhiêu? và
3. Khẩu vị rủi ro của bản thân như thế nào?
Chúng tôi nghĩ là bạn đã được trang bị tốt để có thể đưa ra quyết định được phong cách đầu tư của bản thân là gì, mang lại lợi nhuận tốt cho hàng chục năm sau này.