So sánh các quỹ mở ở Việt Nam

Theo dõi Moneytory trên
so sánh các quỹ mở thông dụng-finpedia

Nếu bạn là một nhà đầu tư tự thân thì hẳn là bạn cũng rất quan tâm tới vấn đề hiệu suất sinh lời của các quỹ mở phổ biến trên thị trường. Vì tựu chung lại thì đích đến cuối cùng của mọi nhà đầu tư đều là…lợi nhuận, phải không nào?

Xem thêm: 5 kênh đầu tư có hiệu suất sinh lời tốt nhất trong 5 năm qua

Trong series bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại một cách chi tiết nhất về các quỹ đầu tư nổi bật tại Việt Nam và hiệu suất sinh lời của chúng trong vòng 6, 7 năm gần đây.

Cụ thể tại Việt Nam hiện nay có khoảng 32 quỹ đầu tư phổ biến và được nhiều người biết tới chia làm 3 nhóm chính:

  • Quỹ mở cổ phiếu (trong bài viết sẽ để là Quỹ mở cho đơn giản hóa)
  • Quỹ mở trái phiếu (trong bài viết sẽ để là Trái phiếu để phân biệt với 2 loại quỹ còn lại)
  • Quỹ ETF (hay còn gọi là quỹ hoán đổi danh mục)

Chi tiết về giá chứng chỉ quỹ (CCQ) các bạn có thể theo dõi qua bảng tổng kết dưới đây.

*Lưu ý: khái niệm quỹ mở cổ phiếu chúng tôi sẽ gộp chung lại tất cả những quỹ có thiên hướng phân bổ danh mục của họ đa số vào cổ phiếu, vì những quỹ (hay được gọi là quỹ cân bằng) đó thực tế có đầu tư cả vào trái phiếu.

Các bạn nào vẫn còn chưa nắm rõ khái niệm về Chứng chỉ quỹ, quỹ đầu tư, quỹ mở, ETF vân vân hãy tham khảo lại những bài viết dưới đây nha.

Đọc thêm: Hướng dẫn đầu tư quỹ mởHướng dẫn đầu tư quỹ ETF.

Tổng hợp thay đổi giá CCQ 32 quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam

* Giá CCQ này được chúng tôi tổng hợp vào ngày giao dịch cuối của mỗi năm tương ứng (thường là ngày 31/12 mỗi năm)

** Một số quỹ còn khá mới, những ô giá được đánh dấu bằng màu xanh là tượng trưng cho giá khởi đầu của quỹ đó trong năm đầu thành lập – vì thế chỉ số lãi kép của những quỹ này thường không phản ánh một cách chính xác về hiệu suất sinh lời của chúng theo năm.

Bạn đọc được khuyến nghị sử dụng chỉ số lãi kép/năm của các quỹ có tuổi đời dài hơn 3 năm để có một góc nhìn chính xác về tính tăng trưởng bền vững của quỹ.

*** Chỉ số YTD được cập nhật tới hết ngày 07/04/2022

Diễn giải các cột giá trị

  • Tên CCQ: cột A
  • Tổ chức phát hành: cột B
  • Thể loại quỹ: cột C
  • Giá CCQ vào ngày cuối năm tương ứng từ cột D tới cột J
  • Lãi kép/năm: cột K.

Đây là  chỉ số rất quan trọng phản ánh hiệu suất sinh lời của một quỹ đầu tư có bền vững hay không. Như đã giải thích ở trên thì hiệu suất sinh lời/lãi kép của các quỹ có tuổi đời hơn 3 năm sẽ có tính chất đại diện chân thật hơn. Đặc biệt là sau 2 năm “chứng khoán đại thắng” 2020 và 2021 vừa qua.

  • Lãi đơn: cột L – chỉ số lãi tính theo công thức:

[(NAV/CCQ cuối năm 2021 – NAV/CCQ thời điểm quỹ mới mở)/ NAV/CCQ thời điểm quỹ mới mở)/]/ Số năm

  • Cột O: hiệu suất sinh lời của một quỹ kể từ đầu năm 2022 tới nay

Tổng hợp tốc độ tăng trưởng các quỹ đầu tư Việt Nam

Bảng này dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng của các quỹ đầu tư.

Công thức tính:

Tốc độ tăng trưởng theo năm = (NAV/CCQ ngày cuối cùng năm sau – NAV/CCQ ngày cuối cùng năm trước)/ NAV/CCQ ngày cuối năm trước

Bởi vậy nên chỉ số này sẽ hơi khác một chút so với các thống kê của quỹ, vì các quỹ thường sẽ dùng NAV/CCQ ngày cuối năm và NAV/CCQ ngày đầu năm để tính tăng trưởng năm.

Bài học rút ra

  1. Các quỹ ETF độc chiếm những vị trí dẫn đầu về các chỉ số lãi kép, cũng như tăng trưởng 2 năm 2020 và 2021. Đặc biệt có CCQ FUEVFVND của Dragon Capital có hiệu suât đặc biệt đáng ngưỡng mộ. Đây là quỹ ETF đang mô phỏng chỉ số VN Diamond.

Nếu bạn quan tâm về ETF và Đầu tư chỉ số (index investing), xem thêm: Hướng dẫn đầu tư ETFHướng dẫn đầu tư chỉ số

Tuy nhiên cần lưu ý là những quỹ ETF như FUEVFVND, FUESSVFL (mô phỏng chỉ số VN Fin Lead) thực ra có tuổi đời còn khá mới. Phần lớn là mới ra mắt từ năm 2020. Nên chỉ số lãi kép của những quỹ ETF này thường sẽ “khả quan” hơn so với thực tế, do thị trường 2 năm vừa qua quá bùng nổ.

  • Trong top 10 những quỹ đầu tư có kết quả lãi kép theo năm tốt nhất, 2 loại quỹ là ETF và quỹ mở (cổ phiếu) chiếm hết cả 10. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì Trái phiếu doanh nghiệp thường chỉ có lợi tức tầm dưới 10%.

Các quỹ mở có tỉ suất sinh lời khá tốt. Đi kèm đó là các quỹ này cũng thường có tuổi đời khá dài nên chỉ số lãi kép của chúng thường đáng tin cậy hơn do đã trải qua sóng gió lên xuống của thị trường.

  • Các quỹ mở Trái phiếu tất nhiên là nằm dưới cùng bảng xếp hạng với mức lãi kép trung bình khoảng xấp xỉ 7%/năm. Đây là một mức tăng trưởng kém nếu như các bạn biết gửi tiết kiệm ngân hàng cũng có thể đạt mức lãi 8%/năm và chưa kể là bảng hiệu suất này chưa tính tới yếu tố Phí quản lý quỹ mà các quỹ đầu tư này sẽ thu của nhà đầu tư.
  • Lưu ý cuối cùng là mức hiệu suất này là trước khi trừ đi chi phí quản lý quỹ. Chi tiết về chi phí quản lý quỹ và các chi phí liên quan khi đầu tư CCQ, các bạn có thể xem thêm ở bài viết này.

Đây cũng là một lưu ý rất đáng quan tâm, bởi ví dụ như năm 2021, có 14 quỹ đầu tư có tăng trưởng lớn hơn 43% – tức là thắng được mức tăng trưởng của VN30 (43%).

Tuy nhiên chúng ta cần loại trừ đi các quỹ ETF, vốn là quỹ mô phỏng chỉ số thị trường rồi. Và chúng ta còn lại …4 quỹ mở có tăng trưởng lớn hơn 43% năm 2021.

Tiếp đó nếu chúng ta trừ đi phí quản lý quỹ (thường là khoảng 1.5-2% của quỹ mở) thì chúng ta chỉ còn lại…vẻn vẹn 3 quỹ mở là có kết quả “chiến thắng” được thị trường, đạt tỉ lệ 3/11 = khoảng 27%.

Có nghĩa là chúng ta chỉ có khoảng 27% chiến thắng được thị trường nếu đầu tư vào các quỹ mở.

Kết luận

  • Các quỹ đầu tư hàng đầu của Việt Nam có tỉ suất sinh lời khá tốt. Tuy nhiên nhà đầu tư nên có một góc nhìn toàn diện hơn về bản chất các quỹ này để có lựa chọn đầu tư hợp lý.

Ví dụ: những quỹ Trái phiếu có mức sinh lời tương đối thấp. Và mặc dù nhiều người vẫn đánh giá các quỹ mở và ETF có mức độ rủi ro cao hơn nhưng những con số thống kê trong 6, 7 năm trở lại đây thì cho thấy điều ngược lại. Những quỹ này vẫn tăng trưởng tốt và rất nhanh.

  • Tuy nhiên chi phí quản lý quỹ cao là một yếu tố nhà đầu tư cần quan tâm. Thành thật mà nói chi phí này ở các quỹ (đặc biệt là quỹ mở) Việt Nam hiện là quá cao. Tại sao nhà đầu tư cần quan tâm tới 1, 2% chi phí khi những quỹ này đang mang lại hiệu suất 4, 5 chục % ấy hả? Có 2 lý do: 1 là hiệu suất của các quỹ này sau khi trừ đi chi phí quản lý thì chỉ có số ít là thực sự chiến thắng được tăng trưởng chung của thị trường (như đã phân tích ở trên); và 2 là 1,2%/năm trừ trực tiếp trên lãi kép sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đầu tư trong dài hạn.
  • Chọn lựa cho mình một quỹ đầu tư để xuống tiền là một lựa chọn không hề dễ dàng. Tuy nhiên nếu các bạn chịu khó nghiên cứu một chút, chịu khó đọc Moneytory một chút thì các bạn đã có rất nhiều thông tin rồi đúng không 😀 Còn nếu thông tin Moneytory đưa ra vẫn chưa đủ độ tin cậy thì mời các bạn thử theo dõi ý kiến của một influencer khá nổi tiếng là TC Thành Công về đánh giá các quỹ đầu tư như ở video dưới đây

Bài viết liên quan

ETF là gì-finpedia
ETF là gì? Đầu tư ETF như thế nào?

Quỹ hoán đổi danh mục ETF là gì và chúng có những đặc điểm như thế nào? Và quan trọng hơn là chúng có phải là một công cụ phù

hướng dẫn đầu tư quỹ mở - Moneytory
Hướng dẫn đầu tư quỹ mở

Chủ đề ngày hôm là đầu tư quỹ mở (mutual fund) hay còn được gọi là các quỹ tương hỗ. Dưới đây là bảng cập nhật giá NAV/CCQ và kết