Hướng dẫn chọn quỹ mở tốt nhất cho nhà đầu tư mới

Theo dõi Moneytory trên
hướng dẫn lựa chọn quỹ mở tốt nhất cho nhà đầu tư-finpedia

Quỹ mở là gì?

Quỹ mở, quỹ tương hỗ, quỹ công chúng dạng mở là những tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm – các quỹ đầu tư sử dụng nguồn vốn được huy động cộng đồng từ các nhà đầu tư cá nhân để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau.

Các quỹ mở thường được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp và nghiệp vụ chính của họ là tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư cá nhân góp tiền vào quỹ.

Hiện có 3 loại quỹ mở phổ biến trên thị trường Việt Nam, phân loại theo thiên hướng loại chứng khoán mà quỹ đó tập trung đầu tư:

  • Quỹ mở chuyên đầu tư vào cổ phiếu: Moneytory sẽ gọi chung là Quỹ mở
  • Quỹ mở chuyên đầu tư vào trái phiếu: Moneytory sẽ gọi chung là Quỹ trái phiếu để phân biệt với quỹ cổ phiếu
  • Quỹ mở có cách tiếp cận cân bằng đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu: Moneytory sẽ gọi chung là Quỹ cân bằng. Tuy nhiên để đơn giản hóa thì Moneytory cũng khuyến nghị bạn đọc chỉ cần tập trung vào quỹ cổ phiếu và quỹ trái phiếu. Bởi lẽ các quỹ cân bằng thực ra cũng có tỉ trọng danh mục cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với trái phiếu. Tức là nói chúng cũng 80, 90% là Quỹ cổ phiếu rồi.

Nếu bạn đọc còn chưa hoàn toàn thông suốt các khái niệm cũng như thuật ngữ về ngành Quỹ mở này thì có thể tham khảo thêm danh sách bài viết dưới đây của Moneytory:

  • Hướng dẫn đầu tư quỹ mở: Giải thích khái niệm cơ bản về Quỹ mở: quỹ mở là gì, quỹ mở hoạt động như thế nào, nhà đầu tư nào nên đầu tư vào quỹ mở,…
  • Tổng hợp các thuật ngữ đầu tư Quỹ mở: Danh sách các thuật ngữ thông dụng trong đầu tư Quỹ mở, nắm rõ và sử dụng thông thạo các thuật ngữ này sẽ giúp phần rút ngắn thời gian các bạn cần để làm quen với kênh đầu tư này.
  • Tổng hợp hiệu suất sinh lời của các quỹ đầu tư phổ biến tại Việt Nam: mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư là lợi nhuận, nắm bắt được tâm lý đó nên Moneytory đã tổng kết lại giúp mọi người cụ thể hiệu suất sinh lời của các quỹ đầu tư để các bạn có một cái nhìn toàn cảnh và cũng dễ lựa chọn một quỹ phù hợp với nhu cầu của mình hơn.

So sánh lợi nhuận các quỹ mở

Tham khảo: bạn đọc cũng có thể xem video dưới đây của công ty quản lý quỹ VCBF giải thích về quỹ mở

Trong phạm vi bài viết này, Moneytory sẽ tập trung vào các quỹ mở cổ phiếu vì lợi suất sinh lời của những quỹ này cao hơn nhiều so với các quỹ trái phiếu.

Tổng hợp kết quả tăng trưởng các quỹ mở cổ phiếu

Đây là bảng lịch sử giá NAV/CCQ của các quỹ mở cổ phiếu phổ biến. Cập nhật tới hết ngày 27/04/2023.

Hãy bấm vào các lựa chọn trên báo cáo interactive (cụ thể là bấm vào Quỹ mở) để xem được thông tin cần thiết.

Lựa chọn quỹ mở như thế nào

Lựa chọn các quỹ có hiệu suất sinh lời tốt và ổn định

Điều này thì hẳn là hiển nhiên rồi nhỉ? Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý là 2 năm 2020 và 2021 vừa qua là quãng thời gian phát triển nóng của thị trường chứng khoán. Điều đó có nghĩa là kết quả hoạt động của một số quỹ mở có phần hơi “lạc quan quá” so với cả lịch sử của thị trường.

Vì vậy nhà đầu tư nên đánh giá các quỹ theo một quá trình lâu dài mà thường là trên 5 năm. Thị trường sẽ có lúc lên và xuống. Không ai đảm bảo được thị trường sẽ tiếp tục đi lên trong ngắn hạn đặc biệt là trong năm 2022 này.

Các quỹ có tuổi đời dài có 2 tầng ý nghĩa: 1 là tuổi đời dài một phần nào đó đã chứng minh được giá trị của quỹ mở đó rồi và 2 là quỹ đó cũng đã trải qua những lên xuống thất thường của thị trường và nhà đầu tư có thêm niềm tin để gửi gắm tiền đầu tư của mình cho quỹ.

Ở góc độ này, Moneytory khuyến nghị những cái tên sau:

  • DCDS: thuộc công ty quản lý quỹ Dragon Capital – một trong những công ty quản lý quỹ có tuổi đời lâu nhất và thuộc loại uy tín nhất Việt Nam.
  • VESAF: thuộc công ty quản lý quỹ Vinacapital, cũng là một trong những tên tuổi lớn của làng tài chính Việt Nam. Trong năm 2021, VESAF là quỹ có tăng trưởng tốt nhất thị trường với 67% nên càng không có gì nhiều phải bàn cãi về vị trí của VESAF trong danh sách này
  • DCBC: một cái tên khác của Dragon Capital. DCBC có tuổi đời lâu và có hiệu suất sinh lời ổn định. Một lựa chọn xứng đáng để cân nhắc đầu tư.
  • SSI-SCA: thuộc công ty quản lý quỹ SSIAM, một nhanh của SSI – công ty môi giới chứng khoán hàng đầu Việt Nam. SSI-SCA có tăng trưởng khá và ổn định, đặc biệt tăng trưởng YTD trong 2022 cũng thuộc top 3.
  • VEOF: một cái tên khác đến từ Vinacapital. VEOF có chỉ số lãi kép và lãi đơn thậm chí còn tốt hơn người anh em của nó là VESAF. Và với việc được điều hành chung bởi những giám đốc quản lý quỹ của VESAF, không có lý do gì mà VEOF không nằm trong danh sách này.

Lựa chọn các quỹ theo sở thích cá nhân

Tất nhiên mỗi nhà đầu tư sẽ có một sở thích cá nhân cụ thể nào đó về kênh đầu tư của mình. Có người sẽ thích đầu tư vào một ngành hàng cụ thể nào đó, có người thì sẽ quan tâm tới cổ tức quỹ chẳng hạn. Moneytory khuyến khích các bạn tìm hiểu chi tiết danh mục và chiến lược đầu tư của các quỹ mở xem những phương hướng đó có phù hợp với sở thích cá nhân của mình không trước khi xuống tiền đầu tư.

Lưu ý là chỉ một số quỹ công khai Danh mục đầu tư của họ, có lẽ là để tránh để lộ “bí quyết gia truyền” của mình.

Một lý do nữa nhà đầu tư nên tìm hiểu những thông tin về danh mục đầu tư của các quỹ là để tránh “dẫm chân lên nhau” – các quỹ có thể có những danh mục đầu tư về ngành, hoặc các mã cổ phiếu khá tương đồng, vậy nên đầu tư vào hơn 1 quỹ có cùng triết lý hoặc chiến thuật đầu tư là khá vô nghĩa xét trên phương diện muốn Đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

Moneytory cũng có làm một series những bài phân tích về từng quỹ mở riêng biệt mà bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

Cần lưu ý Chi phí quản lý quỹ

Moneytory có nhắc đi nhắc lại trong các bài viết của mình đó là chi phí quản lý quỹ (đặc biệt là của các quỹ mở) tại Việt Nam đang ở mức rất cao so với mặt bằng chung của thế giới. Có lẽ một cách giải thích đó là thị trường quỹ mở còn khá mới ở Việt Nam tạo điều kiện để các quỹ “hét” giá cao cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên 1-2% phí quản lý hàng năm trừ thẳng vào tăng trưởng của các quỹ này là một điểm trừ rất lớn cho hiệu suất đầu tư trong dài hạn của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư được khuyến nghị tìm hiểu kỹ yếu tố này trước khi xuống tiền!

(* ) 1 lưu ý nữa là các thống kê về tăng trưởng và lãi đơn, lãi kép của Moneytory là chưa trừ đi chi phí quản lý quỹ này. Nhà đầu tư nên tự nghiên cứu thêm ở điểm này.

Lời kết

Đầu tư quỹ mở là một kênh sinh lời tốt, nếu không muốn nói là tốt nhất trong các kênh đầu tư hiện hữu trên thị trường.

Xem thêm: Kênh đầu tư nào có hiệu suất sinh lời tốt nhất trong 5 năm vừa qua?

Vì vậy tìm hiểu và lựa chọn một (hoặc nhiều hơn) quỹ mở để đầu tư là một bước đi quan trọng của các nhà đầu tư cá nhân. Theo đánh giá của Moneytory, mọi nhà đầu tư cá nhân đều nên cân nhắc tới việc phân bổ một phần tài sản nhất định của mình để đầu tư vào các quỹ mở này. Bởi vì như thống kê, các quỹ đang có hiệu suất sinh lời rất tốt và đều đặn.

Hy vọng Moneytory đã mang lại những thông tin có giá trị cho việc tìm hiểu và lựa chọn đầu tư quỹ mở cho các nhà đầu tư bằng bài viết này!

Rủi ro của quỹ mở?

CCQ Quỹ mở cũng như các loại cổ phiếu khác, đều có tính biến động cao khi thị trường không ổn định. Tương tự cổ phiếu, rủi ro rớt giá và thậm chí mất trắng giá trị của CCQ Quỹ mở là tương đương cổ phiếu. Nếu bạn là người có khẩu vị rủi ro thấp và không muốn phải nhìn hiệu suất danh mục đầu tư của mình lên xuống thất thường thì có lẽ bạn không nên chọn quỹ mở là một phương án đầu tư.

Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ là tên dịch ra tiếng Việt chính xác nhất của Mutual fund tức cũng chính là khái niệm Quỹ mở mà nhiều người vẫn sử dụng.

Vinacapital quỹ mở

Vinacapital hiện có 5 quỹ mở là VESAF, VEOF, VFF, VIBF và VLBF

Dragon Capital quỹ mở

Dragon Capital hiện có 5 quỹ mở là DCDS, DCBC, DCBF, VFMVSF và DCIP

So sánh lợi nhuận các quỹ mở

Moneytory đã có bài tổng kết trả lời cho câu hỏi này tại đây: https://Moneytory.vn/lai-suat-quy-mo/

Đầu tư chứng chỉ quỹ là gì?

Đầu tư chứng chỉ quỹ là hình thức đầu tư vào các quỹ mở hoặc các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán.
Đọc thêm: Hướng dẫn đầu tư quỹ mởHướng dẫn đầu tư ETF

Đầu tư chứng chỉ quỹ ở đâu?

Đầu tư quỹ mở: nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ của các quỹ trực tiếp bằng cách sử dụng app của các công ty quản lý quỹ hoặc gián tiếp thông qua các app đầu tư như fmarket, finhay, tikcop, infina.
Đầu tư quỹ ETF: nhà đầu tư có thể mua trực tiếp trên sàn giao dịch thông qua các công ty môi giới chứng khoán như các loại cổ phiếu thông thường.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch cổ phiếu

Đầu tư chứng chỉ quỹ có lãi kép không?

Đầu tư chứng chỉ quỹ KHÔNG có lãi kép! Bất kỳ một khoản đầu tư nào muốn có LÃI KÉP đều phải có lộ trình sinh lời cố định. Đầu tư chứng chỉ quỹ không đáp ứng được điều này.
Xem thêm: Lãi kép là gì?

Bài viết liên quan

so sánh các quỹ mở thông dụng-finpedia
So sánh các quỹ mở ở Việt Nam

Nếu bạn là một nhà đầu tư tự thân thì hẳn là bạn cũng rất quan tâm tới vấn đề hiệu suất sinh lời của các quỹ mở phổ biến