Tổng hợp 52 thuật ngữ đầu tư quỹ mở

Theo dõi Moneytory trên
thuật ngữ quỹ mở thông dụng-finpedia

Đầu tư quỹ mở là một trong những kênh đầu tư có hiệu suất sinh lời rất tốt và ổn định trong khoảng thời gian 6, 7 năm trở lại đây.

Moneytory có làm một thống kê về hiệu suất sinh lời của các quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường. Bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu ở link dưới đây:

Thống kê hiệu suất sinh lời 32 quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam

Hoặc bạn đọc có thể theo dõi báo cáo Looker dưới đây:

Đầu tư quỹ mở là gì?

Ngắn gọn lại thì đầu tư quỹ mở có thể mang lại lợi nhuận lên tới 30-40%/năm liên tục trong vòng 5 năm trở lại đây. Ví dụ như nếu bạn đầu tư vào VFMVSF, một quỹ mở của Dragon Capital thì bạn đang hưởng lãi kép khoảng 35%/năm từ năm 2019 tới hết năm 2021. Cũng có nghĩa là tài sản của bạn đã tăng lên x 2.44 lần.

Nếu bạn đầu tư 100 triệu VNĐ vào năm 2019 thì hết năm 2021 số tiền đó là khoảng 244 triệu VNĐ. Một con số đáng kinh ngạc đúng không?

Bởi vì lợi ích đầu tư quỹ mở là tốt như vậy, nên Moneytory muốn gửi tới các bạn danh sách các thuật ngữ đầu tư quỹ mở cần nắm để có thể làm quen với hình thức đầu tư này dễ dàng hơn cũng như được trang bị đầy đủ kiến thức hơn trước khi quyết định đầu tư.

Các thuật ngữ đầu tư quỹ mở thông dụng

Danh sách thuật ngữ đầu tư quỹ mở

STTThuật ngữGiải thích thuật ngữ chi tiết
1Giá Trị Tài Sản Ròng hay NAVTổng giá trị tài sản nắm giữ bởi Quỹ trừ đi các khoản nợ tại Ngày Định Giá.
Đây là khái niệm quan trọng nhất khi đầu tư quỹ mở vì giá trị NAV là xương sống để định giá và đánh giá hiệu suất sinh lời của một quỹ mở, tương tự như giá cổ phiếu ngoài thị trường
2Chứng Chỉ Quỹ (hay được viết tắt là CCQ)Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với phần vốn mà họ đã đầu tư vào quỹ mở.
Nếu đầu tư vào công ty cổ phần thì nhà đầu tư nhận được cổ phiếu. Còn nếu đầu tư vào quỹ mở thì nhà đầu tư nhận được chứng chỉ quỹ.
2 khái niệm 1 và 2 này là tối quan trọng, nhà đầu tư (NĐT) sẽ đầu tư vào quỹ mở bằng cách mua CCQ với thời giá thời điểm mua, khi quỹ mở hoạt động tốt, giá mỗi 1 CCQ sẽ tăng cao, và NĐT sẽ kiếm lời bằng cách bán lại CCQ trong tương lai
3Công ty quản lý quỹLà doanh nghiệp được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Hiện Việt Nam có 20 công ty quản lý quỹ, và nếu bạn đọc quan tâm có thể truy cập vào website của UBCK nhà nước để theo dõi: Link
4Phí phát hành (Hay còn gọi là phí mua vào)Là chi phí NĐT phải trả cho công ty quản lý quỹ để trang trải chi phí cho việc phát hành CCQ ra công chúng.
Hiện nay hiếm có công ty quản lý quỹ nào sẽ thu phí này của NĐT nhằm khuyến khích NĐT mua CCQ. Tuy nhiên nếu có thì mức phí này sẽ được cộng vào mệnh giá của 1 CCQ và không vượt quá mức tối đa là 3% mệnh giá.
5Phí quản lý quỹLà chi phí NĐT phải trả cho công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư. Phí này được quy định tại Bản cáo bạch và được tính theo một tỉ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản ròng NAV của quỹ. Phí này được tính theo năm và được thanh toán cho công ty quản lý quỹ theo định kì hàng tháng.
Phí quản lý quỹ là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn quỹ đầu tư! Phí này hiện đang được thu với tỉ lệ % khá cao. Thường các quỹ mở cổ phiếu là thu phí cao nhất với mức trung bình khoảng 1.5%/năm. Trong khi mức trung bình của thế giới hiện đã xuống dưới mức 1%/năm. Các quỹ ETF và Trái phiếu có mức phí quản lý thấp hơn ở khoảng 1%/năm nhưng cũng vẫn rất cao so với mặt bằng chung là dưới 0.4% của thế giới.
6Phí bán raĐây cũng là một yếu tố mà NĐT cần quan tâm khi quyết định đầu tư vào quỹ mở. Nếu như hiện nay các công ty quản lý quỹ thường sẽ không thu Phí mua vào/phí phát hành khi NĐT mua vào CCQ để khuyến khích dòng tiền vào thì họ sẽ thu phí khi NĐT bán ra CCQ của mình.
Nhìn chung công ty quản lý quỹ khuyến khích NĐT nắm giữ CCQ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trên 2 năm). Bởi vậy nếu NĐT nắm giữ CCQ trên 2 năm thì các công ty quản lý quỹ sẽ thường không thu phí bán ra này. Ngược lại nếu thời gian nắm giữ dưới 2 năm thì Phí bán ra thường sẽ được thu từ 1-3% (trên mệnh giá 1 CCQ).
7Phí chuyển đổi quỹĐây là loại phí mà NĐT sẽ phải trả để chuyển đổi từ một CCQ này sang một CCQ khác (thường là của cùng một công ty quản lý quỹ).
8Phí chuyển nhượngLà phí mà NĐT có thể sẽ phải trả để chuyển nhượng CCQ mình đang nắm giữ sang cho một cá nhân khác.
9Quỹ cổ phiếuLoại hình quỹ mở đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu
Đây là loại hình quỹ được đánh giá là có mức độ rủi ro cao nhất, bù lại có tỉ suất sinh lời hấp dẫn nhất
Một số cái tên nổi bật: VEOF, VESAF, DCDC, DCDS, MAGEF, SSISCA
10Quỹ cân bằngLoại hình quỹ mở đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu nhằm cân bằng danh mục đầu tư
Đây là loại hình quỹ được đánh giá là có mức độ rủi ro trung bình
Một số cái tên quỹ nổi bật: VIBF, VCBF-TBF
11Quỹ trái phiếuLoại hình quỹ mở đầu tư vào Trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi, tiền và tương đương tiền.
Đây là loại hình quỹ mở an toàn nhất, bù lại là hiệu suất sinh lời khá thấp.
Một số cái tên nổi bật: DCBF, VFF, PVBF, VNDBF, SSIBF, BVBF
12Đầu tư linh hoạtMột trong 2 hình thức các công ty quản lý quỹ đang cung cấp cho NĐT. Đầu tư linh hoạt nghĩa là NĐT mua CCQ một lần, chủ động mua và bán bất cứ lúc nào.
13Đầu tư định kỳ, hay còn gọi là SIP (Systematic Investment Plan)Chương trình đầu tư định kỳ tức là kế hoạch đầu tư vào Quỹ theo một chu kỳ đều đặn.
Hiện tại các quỹ thường cung cấp 2 lựa chọn đầu tư cho NĐT là Đầu tư linh hoạt và Đầu tư định kỳ. SIP chính là viết tắt của khái niệm Đầu tư định kỳ.
Khi đăng ký chương trình Đầu tư định kỳ, NĐT sẽ được nhắc nhở nạp tiền mua CCQ hàng tháng theo như đăng ký ban đầu. Hiện có một số quỹ chấp nhận mức đăng ký SIP tối thiểu là 100,000 VNĐ/tháng.
14Danh mục đầu tưDanh mục đầu tư của quỹ: các mã cổ phiếu, trái phiếu mà quỹ mua. Tuy nhiên thông tin này thường được giữ kín để bảo vệ lợi thế cạnh tranh của các công ty quản lý quỹ.
Dĩ nhiên có một số công ty quản lý quỹ lại chọn công khai danh mục đầu tư của mình như Dragon Capital. NĐT có thể tìm thấy Danh mục đầu tư của Dragon Capital trong Báo cáo tài chính của họ.
Đây là một thông tin quan trọng nếu NĐT quan tâm tới đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình
15Phân bổ tài sảnThống kê phân bổ tài sản của quỹ
16Cash drag (Lực cản tiền mặt)Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính tối ưu về kinh doanh dòng tiền của một quỹ.
Về bản chất, NĐT có thể bán ra CCQ của mình bất kì lúc nào, bởi vậy công ty quản lý quỹ lúc nào cũng phải dự phòng một lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu này của NĐT.
Tuy nhiên lượng tiền mặt dự trữ này càng lớn thì càng không có lợi cho NĐT – vì quỹ đang không tối ưu hóa được lượng tiền đó.
Thông tin về lượng tiền mặt quỹ nắm giữ, NĐT có thể tìm thấy trong Báo cáo phân bổ tài sản hoặc trong Báo cáo tài chính của quỹ
17Vòng quay tài sản 12 tháng (Asset Turnover Ratio)Đo lường tốc độ sử dụng tài sản của quỹ. Nôm na là chỉ số này càng lớn thì càng chứng tỏ là quỹ đó có hiệu suất sử dụng tài sản của mình càng tốt.
18Hiệu quả hoạt độngĐây là một mục thường thấy khi NĐT vào theo dõi các thông tin được công khai của các quỹ.
Kết quả hoạt động của 1 quỹ thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ line, diễn tả giá NAV/CCQ của quỹ đó thay đổi theo thời gian.
19Bản Cáo BạchTài liệu cung cấp chính xác, trung thực và khách quan các thông tin về quỹ Mở và các thông tin liên quan đến việc phát hành và giao dịch Chứng Chỉ Quỹ.
20Báo cáo NAVBáo cáo về Giá trị tài sản ròng của quỹ, thường được chia ra thành báo cáo ngày, tuần tháng, quý và năm
21Báo cáo thường niênBáo báo về kết quả hoạt động của quỹ theo năm
22Ban Đại Điện Quỹ hay BĐDQMột ban được Đại Hội Nhà Đầu Tư bầu ra để đại diện cho những Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ
23Cổ Tức của QuỹCác khoản lợi nhuận mà Quỹ phân phối tương ứng với số lượng Đơn Vị Quỹ nắm giữ bởi Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ, và được Đại Hội Nhà Đầu Tư thông qua.
24Đại Hội Nhà Đầu TưCuộc họp của những Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ được tổ chức định kỳ hay bất thường để thông qua các vấn đề của Quỹ cần có sự quyết định của những Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ. Đại Hội Nhà Đầu Tư là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ.
25Đại lý Chuyển NhượngNgân hàng do Công Ty Quản Lý Quỹ ủy quyền quản lý Sổ Đăng Ký của quỹ Mở.
26Đại Lý Phân PhốiĐại lý được ủy quyền nhận lệnh giao dịch Đơn Vị Quỹ từ nhà đầu tư.
27Điều LệTài liệu quy định quy chế quản lý cho các quỹ Mở.
28Điểm Nhận LệnhTrụ sở chính của Đại Lý Phân Phối hoặc chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện của Đại Lý Phân Phối được ủy quyền để nhận lệnh từ các nhà đầu tư.
29Đơn Đăng KýĐơn đăng ký mua Đơn Vị Quỹ lần đầu.
30Đơn Vị Quỹ hay Đơn VịĐơn vị sở hữu vốn của Quỹ mà người sở hữu có một quyền biểu quyết.
31KYC (Know Your Customer)Nhận biết và tìm hiểu khách hàng.
Đây là quy trình xác nhận danh tính bắt buộc của tất cả các ứng dụng tài chính hiện tại – NĐT phải chụp ảnh CMT hoặc thẻ CCCD và chụp ảnh chân dung thời gian thực để xác nhận danh tính của mình
32Lệnh BánLệnh của Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ yêu cầu Quỹ mua lại một phần hay tất cả Đơn Vị Quỹ mà Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ sở hữu.
33Lệnh Bán Được Chấp NhậnLệnh bán của Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ được chấp nhận để thực hiện sau khi số lượng Đơn Vị Quỹ đặt bán được xác nhận sở hữu bởi Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ đó.
34Lệnh Chuyển Đổi QuỹLệnh của Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ yêu cầu bán một phần hay tất cả các Đơn Vị Quỹ của Quỹ này để mua Đơn Vị Quỹ của Quỹ khác.
35Lệnh Chuyển Đổi Quỹ Được Chấp NhậnLệnh chuyển đổi quỹ của Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ được chấp nhận để thực hiện sau khi số lượng Đơn Vị Quỹ sẽ bán được xác nhận sở hữu bởi Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ đó.
36Lệnh Chuyển NhượngLệnh của Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ chuyển nhượng quyền sở hữu một số lượng xác định Đơn Vị Quỹ cho người khác dưới dạng quà tặng, thừa kế hoặc thực hiện lệnh của tòa án.
37Lệnh Chuyển Nhượng Được Chấp NhậnLệnh chuyển nhượng của Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ được chấp nhận để thực hiện.
38Lệnh Được Chấp NhậnTừng Lệnh Bán Được Chấp Nhận hoặc Lệnh Mua Được Chấp Nhận hoặc Lệnh Chuyển Đổi Quỹ Được Chấp Nhận hoặc Lệnh Chuyển Nhượng Được Chấp Nhận hoặc là một nhóm lệnh bao gồm các Lệnh Bán Được Chấp Nhận và Lệnh Mua Được Chấp Nhận hoặc Lệnh Chuyển Đổi Quỹ Được Chấp Nhận và Lệnh Chuyển Nhượng Được Chấp Nhận.
39Lệnh MuaLệnh của nhà đầu tư đặt mua Đơn Vị Quỹ.
40Lệnh Mua Được Chấp NhậnLệnh mua của nhà đầu tư được chấp nhận để thực hiện sau khi hồ sơ đăng ký mua được chấp nhận và tiền mua được xác nhận đã nhận được.
41Năm Tài ChínhGiai đoạn 12 tháng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 của năm. Năm tài chính đầu tiên của Quỹ bắt đầu từ ngày UBCKNN cấp giấy phép thành lập của Quỹ đó đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó, trừ khi thời gian còn lại của năm đầu tiên ít hơn 3 tháng, trong trường hợp đó, năm tài chính đầu tiên sẽ kết thúc vào ngày 31/12 của năm sau.
42Ngày Chốt Danh SáchNgày mà các Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ được ghi nhận trên Sổ Đăng Ký được xem là đủ điều kiện tham dự Đại Hội Nhà Đầu Tư, nhận cổ tức và các hoạt động khác của Quỹ.
43Ngày Làm ViệcNgày thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch tại Việt Nam.
44Ngày Định GiáNgày NAV của Quỹ được xác định.
45Ngày Giao DịchNgày Làm Việc mà vào ngày đó Công Ty Quản Lý Quỹ, đại diện cho Quỹ, phát hành, mua lại, chuyển đổi và/hoặc chuyển nhượng Chứng Chỉ Quỹ.
46Ngân Hàng Giám SátNgân hàng cung cấp dịch vụ bảo quản, lưu ký chứng khoán, tài liệu xác nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của Quỹ, hợp đồng kinh tế, và các tài liệu khác liên quan đến tài sản của Quỹ; giám sát hoạt động của Quỹ; giám sát hoạt động quản lý tài sản của Quỹ do Công Ty Quản Lý Quỹ thực hiện.
47Người Sở Hữu Đơn Vị QuỹNhà đầu tư được đăng ký là người sở hữu Đơn Vị Quỹ trong Sổ Đăng Ký.
48Sổ Đăng KýTài liệu ghi nhận thông tin về mỗi Người Sở Hữu Đơn Vị Quỹ.
49Thời Điểm Đóng Sổ LệnhThời điểm cuối cùng các lệnh giao dịch Đơn Vị Quỹ nhận được tại Đại Lý Phân Phối được thực hiện tại Ngày Giao Dịch, như quy định chi tiết tại Mục X.2 của Bản Cáo Bạch này.
50VN IndexChỉ số chứng khoán của toàn thị trường của HSX.
51VN100 IndexChỉ số chứng khoán bao gồm 100 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất và thanh khoản cao trên sàn HSX.
52Vốn Điều LệTổng số vốn của Quỹ do tất cả các Nhà đầu tư góp trong đợt chào bán Chứng Chỉ Quỹ lần đầu ra công chúng.

Bài viết liên quan

ETF là gì-finpedia
ETF là gì? Đầu tư ETF như thế nào?

Quỹ hoán đổi danh mục ETF là gì và chúng có những đặc điểm như thế nào? Và quan trọng hơn là chúng có phải là một công cụ phù

hướng dẫn đầu tư quỹ mở - Moneytory
Hướng dẫn đầu tư quỹ mở

Chủ đề ngày hôm là đầu tư quỹ mở (mutual fund) hay còn được gọi là các quỹ tương hỗ. Dưới đây là bảng cập nhật giá NAV/CCQ và kết