Top 10 đồng tiền mã hóa đáng đầu tư nhất năm 2023

Theo dõi Moneytory trên
top 10 đồng tiền mã hóa đáng đầu tư năm 2022

Cộng đồng Tiền mã hóa (cryptocurrency) mở hàng năm 2023 bằng những kết quả không thực sự mỹ mãn sau 1 năm tăng trưởng vượt bậc năm 2022. Tất cả đều đang lo ngại về cái gọi là “mùa đông” của thị trường tiền mã hóa – tức là thị trường sẽ đi vào trạng thái rớt giá hoặc giữ mức đáy trong thời gian dài tương tự như những gì đã xảy ra ở năm 2018. Những động thái xiết chặt quản lý với Tiền mã hóa gần đây của Mỹ cũng gây ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường những tháng gần đây. Tuy nhiên trong cơn bão thì hãy vẫn cùng Moneytory phân tích một số “điểm sáng” trên thị trường để cùng tìm ra được danh sách 10 đồng tiền mã hóa đáng đầu tư nhất trong năm 2022 này nhé.

Top 10 đồng tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn nhất

Hãy cùng phân tích top 10 đồng tiền mã hóa đang có giá trị vốn hóa lớn nhất tính tới thời điểm này (cập nhật tới ngày 07/02/2022)

STTTên CoinGiá 1 Coin ($)Vốn hóa thị trường

 

(tỷ $)

Tăng trưởng năm 2021Tăng trưởng từ đầu năm 2022 tới nay
1BitcoinBTC       42,765.08                                          811.92857.11%-10.37%
2EtherETH          3,062.65                                          366.681402.85%-18.65%
3TetherUSDT                  1.00                                            77.9500%0%
4Binance CoinBNB             426.23                                            70.5701,251%-19.48%
5USD CoinUSDC                  1.00                                            51.0440%0%
6CardanoADA                  1.16                                            39.0456.36%-16.07%
7SolanaSOL             118.84                                            37.8559,075.30%-33.69%
8RippleXRP                  0.72                                            34.672248.47%-15.27%
9TerraLUNA                56.73                                            22.861442.01%-38.11%
10PolkadotDOT                22.16                                            21.181221.85%-22.62%

Trong top 10 này thì chúng ta có thể tạm loại trừ phân tích cơ hội đầu tư cho 2 đồng stablecoin là USDC và Tether thay vào đó tập trung vào những ứng viên khác có tiềm năng tăng giá cao hơn.

Hãy bắt đầu phân tích cơ hội và thách thức của 8 đồng Coin có vốn hóa thị trường lớn nhất và 2 đồng khác nằm ngoài top 10 nhưng có tiềm năng phát triển tốt nhất nhé.

Bitcoin – ông vua làng tiền mã hóa

gold coin btc
Bitcoin. Nguồn: Moneytory

BTC là đồng coin đầu tiên và thậm chí tới nay tất cả những đồng Coin “không phải BTC” đều được gọi chung dưới một cái tên là Altcoin, điều đủ để chứng minh sức ảnh hưởng quá lớn của BTC trong thị trường Tiền mã hóa.

BTC đã kết thúc 1 năm 2021 với kết quả tăng trưởng tương đối nhạt nhòa so với các đồng Coin khác trong top 10 mặc dù đã có những lúc đạt đỉnh vào cuối tháng 11. Nhưng có lẽ ngay cả những nhà đầu tư hoài nghi nhất cũng không thể phủ nhận sức bật tiềm năng của nó. Đơn cử như đợt giảm giá manh gần đây của thị trường xuất phát từ đà giảm của, bạn đoán xem, chính Bitcoin thì đồng Coin hồi phục đầu tiên và mạnh mẽ nhất cũng vẫn là ông vua làng tiền mã hóa này.

Moneytory vẫn đánh giá BTC là một ứng viên hấp dẫn để nhà đầu tư cân nhắc nếu muốn đầu tư vào Tiền mã hóa hoặc muốn mở rộng portfolio crypto của mình hơn nữa.

Ethereum – hơn cả một đồng tiền mã hóa

tiền ảo eth

Phải nhắc lại một lần nữa: ETH là đồng Coin native trong hệ sinh thái của Ethereum. Hệ sinh thái Ethereum đã phát triển trở thành một trong những hệ thống blockchain lớn và phổ biến nhất thế giới. Như đã giới thiệu nhiều lần ở những bài viết khác, hiện có tới 40 đồng Coin/Token phổ biến (trong top 100 đồng Coin có vốn hóa lớn nhất thị trường) được phát triển trên nền tảng Ethereum mà phổ biến nhất có thể kể tên Tether (USDT), Chainlink (LINK), Shiba Inu (SHIB)…Ngay cả BNB tức là đồng coin có vốn hóa lớn thứ 4 thị trường ban đầu cũng được phát triển trên tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum trước khi được chuyển qua nền tảng blockchain của Binance.

Hệ sinh thái Ethereum hiện đang trong quá trình phát triển lên Ethereum 2.0 được dự kiến sẽ hoàn toàn ra mắt trong năm 2022 này. Đây là cột mốc rất quan trọng trong sự phát triển của hệ sinh thái. Ethereum 2.0 sau khi được ra mắt hoàn chỉnh sẽ kết thúc một chương quan trọng của Ethereum 1.0 đó là khái niệm Proof of Work (POW) thay bằng thuật toán Proof of Stake (POS). Ethereum 2.0 qua đó sẽ tiết kiệm năng lượng hơn nhiều (và thân thiện với môi trường hơn) so với các mạng lưới blockchain vẫn hoạt động bằng phương thức POW mà điển hình là Bitcoin. Đây cũng chính là một luận điểm quan trọng (tiêu thụ năng lượng điện lớn để đào) mà các quốc gia trên thế giới đang sử dụng để hạn chế sự đồng thuận với các đồng Coin.

Theo Coin Price Forecast, giá trị của ETH sẽ tăng trong nửa đầu năm 2022 lên khoảng gần $9,000 và có khả năng sẽ đạt $11,850 vào cuối năm 2023. Nhìn chung Moneytory đánh giá cao ETH cũng như hệ sinh thái Ethereum và sẽ khuyến khích nhà đầu tư tìm hiểu thêm về đồng coin này nếu muốn đầu tư vào Tiền mã hóa.

Binance coin (BNB)

Binance coin là tiền mã hóa chính của Binance Exchange – sàn giao dịch tài sản mã hóa lớn hàng đầu thế giới. Đồng BNB được ra mắt vào năm 2017, ban đầu là một Token ERC 20 sau đó được chuyển về blockchain riêng của Binance vào năm 2019.

Hệ sinh thái của Binance cũng rất mạnh với những sản phẩm như:

  • Binance Launchpad: nền tảng huy động vốn bằng phương thức IEO. Bạn đọc nào chưa đọc về IEO, hãy tham khảo thêm bài viết ở đây nhé.
  • Binance Chain: là blockchain chinh thức đầu tiên của Binance
  • Binance Smart Chain (BSC): từ 09/2020, Binance đã cho ra mắt một mạng lưới blockchain chạy song song với Binance Chain.

Các dự án sử dụng BSC đã bắt đầu hình thành một hệ sinh thái khép kín, bao gồm các cơ sở hạ tầng như ví, thanh toán, công cụ dữ liệu và cả NFT, thị trường giao dịch…Hiện có hơn 100 dự án trên BSC và 60 trong số đó sở hữu lượng người dùng và lượng giao dịch lớn.

BNB được nhìn nhận tích cực từ cộng đồng crypto và được đánh giá có thể lên tới mức giá $ 1,700 vào năm 2024.

Cardano (ADA)

ADA là đồng coin chính thức của blockchain Cardano được phát hành ra thị trường vào cuối năm 2017. Tổng nguồn cung ADA là cố định và là 45 tỉ coin. Cơ chế khai thác là POS (Proof of stake). Hệ thống Hợp đồng thông minh (smart contract) của Cardano được đánh giá là hiệu quả hơn với “người tiền nhiệm” Ethereum.

Có một thông tin lý thú là đồng tiền này được mệnh danh là “Ether Nhật Bản” vì có tới 95% contributor (người tham gia POS) là đến từ Nhật (chính xác là 94.45%).

Dự án Cardano được tạo nên bởi Charles Hoskinson – đồng sáng lập của Ethereum, Bishares. Nên có thể nói các nhà đầu tư có thể tự tin về nền tảng kỹ thuật blockchain của Cardano. Cardano hiện đang ở giai đoạn phát triển mới nhất của dự án – giai đoạn thứ 3 mang tên Basho. Hệ sinh thái Cardano được hứa hẹn là sau giai đoạn này sẽ được nâng cấp về độ bao phủ cũng như bảo mật và cũng sẽ tích hợp được với nhiều hệ thống blockchain ngoại vi khác.

Các nhà phân tích nhìn chung đều đồng thuận về một tương lai tươi sáng cho ADA.

Solana (SOL)

Solana hiện nay được đánh giá là “đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất” với hệ sinh thái hùng mạnh của Ethereum. Solana được biết tới là một blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới, một hệ thống mã nguồn mở hiệu suất cao, tạo điều kiện để các nhà phát triển độc lập có thể dễ dàng tạo ra các DApp để giao thiếp với giao thức Solana.

Giải pháp mở rộng mạng lưới blockchain là sử dụng kết hợp 2 cơ chế POS và POH (Proof of History).

Ethereum 1.0 đang gặp vấn đề về khả năng mở rộng và tính ổn định trong khi Ethereum 2.0 thì chưa ra mắt hoàn toàn. Với những ưu điểm vượt trội của mình, Solana đang tận dụng tối đa khoảng cách về kỹ thuật để tạo vị thế trong thị trường. Có thể kể tới một số ưu điểm của Solana như sau:

  • Thông lượng cao: Mạng Solana có khả năng hỗ trợ 50.000 giao dịch mỗi giây, trong khi duy trì thời gian chặn 400 mili giây mà không có giải pháp phức tạp như Sharding hay Layer 2.
  • Độ trễ thấp: ~ 1 giây
  • Phí thấp: Ước tính chỉ khoảng $ 10 cho 1 triệu giao dịch

Nhìn chung Solana đang là một cái tên rất hot trên thị trường phát triển công nghệ blockchain. Tiềm năng phát triển và trưởng thành của Solana là rất lớn. Tương ứng thì khả năng tăng giá của đồng coin SOL cũng vô cùng hấp dẫn. Minh chứng là SOL đã tăng trưởng …9,075% trong năm 2021. Đây chắc chắn là một cái tên không thể bỏ qua khi nhắc tới danh sách top 10 coin đáng đầu tư nhất năm 2022.

thuật toán của Solana
Thuật toán của Solana. Nguồn: Moneytory

Tổng quan về SOL

  • Tổng lượng Token đang lưu hành: 317,331,497.47 SOL
  • Tổng lượng cung Token: 511,616,946

Ripple (XRP)

XRP là một đồng “tiền mã hóa” rất đặc biệt, được tạo ra bởi Ripple, một công ty cũng rất đặc biệt. Trong khi các hệ thống blockchain kèm các đồng coin của chúng nổi tiếng vì bản chất phi tập trung thậm chí theo đuổi DeFi, thì Ripple (XRP) lại được phát triển để… giải quyết bài toán tăng khả năng thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính một cách nhanh và ít tốn kém hơn.

Ripple được phát hành đầu tiên năm 2012 đồng phát triển bởi Chris Larsen và Jed MaCaleb. Đồng Token của hệ thống là XRP. Mục đích chính của XRP là được sử dụng như một cơ chế trung gian trao đổi giữa các đồng coin với nhau hoặc giữa các hệ thống với nhau thậm chí cả giữa các đồng tiền pháp định với nhau. XRP không phân biệt giữa các đồng tiền mã hóa và pháp định.

Như vậy Ripple là một hệ thống thanh toán liên ngân hàng, sử dụng công nghệ blockchain làm nền tảng. Tuy nhiên thay vì sử dụng cơ chế mở rộng thông thường như POW hay POS, Ripple sử dụng một cơ chế đồng thuận khác, thông qua hệ thống máy chủ liên ngân hàng để xác thực giao dịch.

Công nghệ xác thực giao dịch của Ripple do đó được đánh giá là ít tốn kém năng lượng hơn Bitcoin, cũng như nhanh hơn nhiều.

Ripple hiện đang sở hữu 60 tỉ đồng XRP trên tổng số tối đa 100 tỉ đồng có thể có.

Sự thành công của Ripple và thực tế nó cũng đang được các ngân hàng đón nhận sẽ là tiền đề cơ bản giúp giá trị đồng XRP lên cao hơn nữa trong tương lai.

Terra (LUNA)

Dự án Terra và đồng Token nội tại của nó – LUNA xuất phát từ một ý tưởng rất táo bạo: tạo ra một hệ thống tiền mã hóa ổn định và có thể được áp dụng rộng rãi trong giao dịch. Chính xác ra thì LUNA được mang trọng trách là một stablecoin được ứng dụng rộng rãi như một phương tiện thanh toán. Những đồng stablecoin phổ biến nhất hiện nay như Tether (USDT) và USD Coin (USDC) hiện vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh tính minh bạch của chúng.

Tổng quan thông tin về Terra (LUNA)

  • Tổng lượng cung (LUNA): 920,735.941
  • Tổng lượng Token đang lưu hành: 401,318,785
  • Được hậu thuẫn bởi TMON – top 10 sàn thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc
  • Mức phí giao dịch Terra vô cùng thấp, phí cạnh tranh so với các đồng Stablecoin phổ biến khác trên thị trường như: USDT, USDC…
  • Mạng lưới của hệ sinh thái Terra vô cùng mạnh, chúng hoàn toàn có thể hoạt động độc lập mà không bị phụ thuộc vào tổ chức tập trung nào cả.

Bởi những thông tin kể trên, LUNA cũng là một cái tên rất đáng chú ý trong danh sách cân nhắc đầu tư tiền mã hóa của các nhà đầu tư.

Cập nhật: Vâng, hẳn là những nhà đầu tư quan tâm tới thị trường Tiền mã hóa cũng đã biết số phận của LUNA và TERRA ở thời điểm hiện tại rồi. Moneytory muốn nhấn mạnh là bài viết này được thực hiện ở thời điểm đầu năm 2022 và lúc đó tương lai của TERRA/LUNA vẫn còn rất nhiều dấu hiệu tích cực.

Các bạn có thể theo dõi thêm về series dẫn tới sự sụp đổ của LUNA trên GENK tại đây.

Polkadot (DOT)

Polkadot (DOT) là một nền tảng kết nối nhiều blockchain lại với nhau tạo thành một mạng lưới đa chuỗi (multi-chain), không đồng nhất (heterogeneous) và có thể mở rộng. Polkadot cho phép những blockchain này chia sẻ dữ liệu nhằm tạo ra một mạng lưới phi tập trung. Nói cách khác, Polkadot là blockchain của nhiều blockchain riêng lẻ – nơi người dùng có thể tạo ra nền tảng cho riêng mình.

Xét về thời gian hay chi phí giao dịch, Polkadot không nhỉnh hơn các đối thủ khác. Cấu trúc 2 chuỗi và cấu nối lại có điểm mạnh khác đó là giúp cho nhiều dự án mới tham gia vào chuỗi nhanh hơn nhờ vào tính kết nối cao. 2022 là năm đáng chờ đợi cho Polkadot khi các dự án con sẽ được lấp đầy Parachain tạo nên hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Tổng quan thông tin về DOT

  • Blockchain: mạng lưới Polkadot.
  • Token standard: vẫn đang cập nhật.
  • Contract: vẫn đang cập nhật.
  • Token type: loại Utility, Governance.
  • Total supply: tổng nguồn 1,095,100,722 DOT
  • Circulating supply: vẫn đang cập nhật

Avalanche (AVAX)

Mục đích cơ bản của Avalanche là trở thành một thứ gì đó hữu ích của sàn giao dịch tài sản toàn cầu. Avalanche thuộc nhóm dự án có concept “Internet of Blockchain” như Cosmos, Polkadot. Đây là một mạng lưới các Blockchain được thiết kế chuyên biệt dựa trên Avalanche Consensus nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư khám phá, quản lý và giao dịch các tài sản thị trường tư nhân.

Ưu điểm nổi bật của Avalanche

  • Tốc độ cao: Avalanche là nền tảng hợp đồng thông minh tốc độ cao mang đến tính hữu hạn thứ 2 và thông lượng cấp Visa. Tốc độ xử lý các giao dịch của Avalanche siêu nhanh có thể tính bằng giây, khoảng 4,500 tps/ Subnets.
  • Khả năng mở rộng vô hạn: Avalanche có thể xử lý hàng ngàn giao dịch và tương thích với hàng loạt validator mà không làm giảm hiệu năng, không hạn chế số lượng Subnets được tạo ra.
  • Bảo mật tốt: Avalanche luôn đảm bảo tính năng bảo mật tuyệt đối và an toàn.
  • Latency: Độ trễ thấp (dưới 3s)
  • Avalanche hỗ trợ các smart contracts được tạo lập và sử dụng bởi cùng nhiều công cụ trên Ethereum như: Remix, Metamask, Trufle,…
  • Cho phép người dùng tự tạo ra các Blockchain chung hoặc riêng tư tùy ý.
  • Phục vụ thị trường tài chính, hỗ trợ tạo và giao dịch các tài sản số với nhiều điều khoản phức tạp rất tốt. Các tài sản có thể đại diện như: Vốn, cổ phiếu, nợ, bất động sản và hàng loạt thứ khác…

Thông tin cơ bản của AVAX

  • Blockchain: Avalanche CHAIN
  • Proof of type: PoS
  • Thuật toán: Snow
  • Ngày khai thác: 2020-07-15
  • Tổng lượng Token đang lưu hành: 360,000,000 AVAX
  • Tổng cung: 720,000,000 AVAX

Cosmos (ATOM)

Cosmos (ATOM) được biết đến là mạng lưới phi tập trung gồm các Blockchain có khả năng mở rộng và tương tác với nhau được mô phỏng theo TCP/ IP để truyền dữ liệu và giá trị một các an toàn. Hiểu đơn giản, Cosmos là một công nghệ và nền tảng cho phép người dùng xây dựng và phát triển Blockchain như Cosmos Hub, Binance Coin (BNB), Thorchain (RUNE), Terra (LUNA)…

Thông tin cơ bản về ATOM Token

  • Ticker: ATOM
  • Blockchain: Cosmos Hub.
  • Token Type: Utility Token
  • Circulating Supply – Cung ước tính lưu thông: 279,238,791

Bài viết liên quan

Khi Các Thị Trường Giao Thoa
Khi Các Thị Trường Giao Thoa

Một tin chấn động !!! Đã bao giờ việc tiếp cận nguồn vốn luôn là một đề tài muôn thuở từ khi tiền tệ được phát minh. Khi mà những

Tổng hợp về NFT
Cẩm nang NFT cho người mới bắt đầu

NFT (Non fungible token) là một lĩnh vực tương đối mới mẻ ứng dụng công nghệ blockchain. Và để giúp đỡ những người chơi/nhà đầu tư mới bắt đầu ở

NFT art
NFT Art Finance – Dễ dàng tiếp cận

Khi các dự án NFT ngày càng nở rộ, việc một marketplace có thể tiếp cận thị trường được thể hiện qua việc hạn chế hoặc loại bỏ các rào