Làn sóng NFT (Non-fungible Token) đang càn quét khắp các ngõ ngách cộng đồng crypto trong những tháng gần đây. Sau đây là một số thống kê đáng kinh ngạc của NFT trong năm 2021:
- Gần 41 tỉ $ giá trị Tiền mã hóa crypto đã được dùng để thanh toán cho NFT trong năm 2021 (theo Chainalysis)
- NFT giá trị nhất thế giới đáng giá hơn 91.8 triệu $: đó là bức “The Merge” (minh họa đính kèm) được bán với giá 91.8 triệu $ vào tháng 12 năm 2021
- Top 5 quốc gia có tỉ lệ quan tâm hoặc có đầu tư vào NFT cao nhất đều ở châu Á: và đó là Philippines (tỉ lệ 32%), Thái Lan (27%), Malaysia (24%), UAE (Các vương quốc Ả Rập thống nhất) (23%) và, ngạc nhiên chưa, Việt Nam (17%) – theo một cuộc khảo sát 28,000 người trên 20 quốc gia khác nhau
- Hơn 50% toàn bộ giao dịch NFT có giá trị nhỏ hơn 200 $ (theo Artnet)
- Thống kê có tơi hơn 250,000 người tham gia giao dịch NFT mỗi tháng trên Opensea (theo CNET)
Theo bạn thì file gif dưới đây có giá bao nhiêu? Đáp án là NFT gif Nyan cat này có giá 590,000 $ nhé!
Nghe xong những thống kê này thì hẳn ai cũng muốn nhảy vào thị trường NFT và tìm cách kiếm tiền từ NFT đúng không nào? Hôm nay Moneytory sẽ giúp các bạn điểm qua một số cách để kiếm tiền từ NFT như thế nào nhé.
NFT là gì
NFT (Non-fungible Token) – tài sản KHÔNG THỂ THAY THẾ, là một loại tài sản mã hóa (token) được phát hành và giao dịch trao đổi trên một nền tảng blockchain. Khác với các loại Token khác, một đơn vị NFT có thể được tạo với chỉ một phiên bản duy nhất (non-fungible), điều khiến chúng có giá trị sưu tầm trong mắt nhà đầu tư.
Tìm hiểu thêm về khái niệm Token trong bài viết này.
Tóm lại thì NFT là một loại Token có tính độc nhất vô nhị (độc bản) trong thế giới crypto. Sở hữu một NFT phiên bản giới hạn hoặc thậm chí duy nhất chính là nguyên nhân khiến giá trị đầu cơ của NFT lại cao tới như vậy trong thời gian gần đây.
Mặc dù cũng là một dạng tài sản số hóa như mọi loại file số hóa khác, nhưng với công nghệ blockchain, NFT chắc chắn đảm bảo được tính độc bản của chúng một cách bất biến. Nói một cách đơn giản thì không một ai có thể sao chép, làm giả một NFT được mà chỉ có thể giao dịch trên chợ mở.
Ví dụ khi người họa sĩ tạo ra một bức tranh và biến nó trở thành một NFT, người mua có thể trả tiền để sở hữu file NFT đó và đó là thời điểm quyền sở hữu được chuyển giao vĩnh viễn cho người mua trừ khi người đó quyết định bán lại NFT cho người khác sau này thông qua sàn giao dịch.
Cũng bởi đặc tính đó mà cách NFT được ứng dụng hiện nay chủ yếu là để bản quyền hóa các loại nội dung số như âm nhạc, tranh ảnh hay các nội dung nghệ thuật khác (ví dụ như tài sản số trong game chẳng hạn)
Các blockchain hỗ trợ NFT phổ biến
Như đã giải thích trong phần định nghĩa, NFT là 1 Token và 1 Token phải được tạo ra dựa trên một nền tảng blockchain nào đó.
Top 5 những blockchain có giá trị vốn hóa NFT lớn nhất
- Ethereum: vẫn không thể phủ nhận Ethereum vẫn là ông vua của làng NFT – với hơn 90% tổng giá trị NFT được tạo ra dưới dạng Token chuẩn ERC-721, trong đó bao gồm cả những cái tên nổi tiếng như Axie Infinity hay CryptoPunks.
- Solana: Solana đang là ngôi sao sáng trong các hệ sinh thái crypto “ngoài Ethereum” và cũng được đánh giá là blockchain có tốc độ xử lý nhanh nhất hiện nay. Với tốc độ xử lý hơn 1,000 giao dịch 1 giây, Solona là một lựa chọn hệ thống sáng giá cho các nhà phát triển NFT.
- Polygon: là một nền tảng Layer 2 dựa trên Ethereum, Polygon (tiền thân là Matic) đang cố gắng giải quyết những vấn đề tồn đọng của Ethereum như tốc độ xử lý chậm và hay bị tắc nghẽn.
- Cardano: là một nền tảng Layer 1 và là một dự án blockchain thế hệ thứ 3 đầy hứa hẹn được đánh giá rất cao bởi các chuyên gia crypto trên thị trường.
- Tezos: Tezos cũng là một nền tảng blockchain gây được tiếng vang từ những năm hoàng kim của ICO 2017. Bản thân Tezos cũng đã ICO huy động được 230 triệu $ vào thời gian đó. Hiện tại đồng coin XTZ đang đứng thứ 42 trong danh sách những đồng tiền mã hóa có vốn hóa lớn nhất.
3 cách kiếm tiền tỷ từ NFT
Cách 1: Tự tạo NFT và bán chúng trên sàn giao dịch
Vâng, phương án này sẽ phù hợp với những nhà sáng tạo nội dung nhất. Hiện tại hầu như tất cả mọi người đều có thể mint (tạo ra) NFT một cách khá dễ dàng và chúng tôi sẽ có một bài viết riêng hướng dẫn các bạn làm sao để có thể tạo NFT cho chính mình.
Trong các cách kiếm tiền từ NFT, tự tạo ra nội dung và bán chính là phương án có khả năng khiến bạn “một bước lên trời” nhanh nhất. Trong các loại nội dung thì nghệ thuật có tính sáng tạo cá nhân đang chiếm trọn top những NFT có giá trị cao nhất. Đọc thêm về Top 10 NFT có giá trị nhất tại đây.
Việc một số cá nhân có thể kiếm được cả triệu đô từ những “tác phẩm” NFT như anh chàng Ghonzali người Indonesia trong câu chuyện sau đây cũng không phải là trường hợp cá biệt trong thời buổi này nữa rồi.
Việc tạo ra NFT khá đơn giản nhưng cũng có một số yêu cầu nhất định như sau:
- Là bạn phải có một “vật phẩm” để tạo NFT dựa vào đó. Vật phẩm có thể là một bức tranh, một bản thu âm, cái gì cũng được miễn là đó là sự sáng tạo mang tính cá nhân (không sao chép)
- Là bạn phải có một cái ví giao dịch tiền mã hóa để trữ NFT của mình sau khi tạo ra. Lưu ý là cái ví đó phải tương thích với blockchain mà bạn dự định dùng để tạo (mint) NFT. Các ví phổ biến có thể kể tới như Metamask, Trust Wallet, Coinbase Wallet…
- Cuối cùng là phải có một lượng tiền mã hóa hoặc Token để trả phí minting (tạo ra) và lưu trữ NFT cho nền tảng blockchain.
Cách 2: Đi săn những bộ sưu tập NFT có tiềm năng và bán lại kiếm lời
Cách thứ 2 này phù hợp với phần đông những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường NFT nóng bỏng này mà không có khả năng…tạo ra các tác phẩm như cách 1. Đối với phần đông chúng ta thì phương án tốt nhất là đi săn và mua những bộ sưu tập NFT tiềm năng và hi vọng chúng tăng giá rồi bán lại ra thị trường để kiếm lời.
Có thể thấy rõ ràng bản chất giá trị tăng phi mã của NFT là dựa vào sự khan hiếm. Thế nên phương án thứ 2 này dựa rất nhiều vào “các chỉ báo” từ cộng đồng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải tham gia vào một cuộc chơi săn lùng những dự án, bộ sưu tập NFT “sắp sửa được ra mắt” và những “cuộc săn lùng kho báu” đó sẽ quyết định khả năng kiếm lời của bạn.
Các bước đi săn bộ sưu tập NFT tiềm năng
Bước 1: Chọn một (hoặc một vài) các nền tảng phát hành NFT phổ biến như Magiceden.io/launchpad và lựa chọn các dự án sắp được phát hành.
Bước 2: Tìm hiểu thông tin dự án sắp phát hành qua các kênh cộng đồng như Discord hoặc các mạng xã hội khác. Các thông tin đáng chú ý về dự án bao gồm:
- Đội ngũ phát hành
- Chất lượng của dự án
- Lộ trình dự án và điểm khác biệt
- Xác thực lại những thông tin kể trên qua cộng đồng
Bước 3: Sau khi đã xác định được dự án tiềm năng bạn muốn đầu tư, bước cuối cùng là thanh toán để sở hữu vật phẩm NFT bạn chọn thôi. Cả quá trình này thực ra khá là tương đồng với việc…mua hàng trên các kênh thương mại điện tử bình thường.
Bạn đọc có thể tham khảo video Youtube của Youtuber Humphrey Yang ở đây cho một hướng dẫn toàn tập cách tìm hiểu thông tin và săn một dự án NFT tiềm năng.
Cách 3: Chơi game NFT (P2E)
Kiếm tiền bằng cách chơi game NFT đang trở thành một trào lưu trong giới Tiền mã hóa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Những NFT game (hay P2E, hay GameFi) là một dạng game có cho mình một nền kinh tế riêng – người chơi có thể kiếm được vật phẩm, tiền tệ trong game (đã được mã hóa dưới dạng NFT) và những NFT này sau đó có thể được giao dịch thông qua các sàn giao dịch mở.
Nói ngắn gọn lại thì những game NFT hiện tại có giá trị kinh tế rất lớn nếu thu hút được nhiều người chơi. Vì mỗi một game là một nền kinh tế riêng biệt, càng nhiều người chơi thì càng nhiều cầu – nhu cầu sử dụng vật phẩm và tiền tệ trong game, những thứ sau đó được sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế ảo phát triển mạnh hơn nữa.
Thậm chí ngoại trừ phương án…tự cày game NFT để kiếm vật phẩm, một cách tương đối nhàn hơn là bạn có thể chỉ đầu tư vào các đồng tiền mã hóa của những game hot. Vì cũng theo quy luật cung-cầu thôi, khi càng nhiều người tham gia trò chơi thì các đồng tiền nãy sẽ trở nên khan hiếm, theo đó giá trị của chúng sẽ tăng.
Những tựa game NFT nổi tiếng có giá trị vốn hóa cao có thể kể tới như sau:
- Decentraland (MANA): vốn hóa $5,185,105,598
- The Sandbox (SAND): vốn hóa $4,147,600,175
- Axie Infinity (AXS): vốn hóa $3,495,890,942
- Gala (GALA): vốn hóa $2,031,041,607
- WAX (WAXP): vốn hóa $674,983,317
- Illuvium (ILV): vốn hóa $402,965,629
- Yield Guild Games (YGG): vốn hóa $253,888,764
- MOBOX (MBOX): vốn hóa $229,295,554
- MyNeighborAlice (ALICE): vốn hóa $227,545,713
- WEMIX (WEMIX): vốn hóa $670,062,671
Lời kết
Trên đây là 3 cách kiếm tiền chủ yếu cho những nhà đầu tư quan tâm tới thị trường NFT. Câu trả lời cho câu hỏi của tựa đề bài viết là Kiếm tiền tỷ từ NFT có khó không thì…chắc là cũng phải tùy thuộc vào tính nhẫn nại và tập trung của từng người cũng như phương án mà bạn chọn để đầu tư NFT.
Tuy nhiên dù cách bạn chọn là gì đi nữa, Moneytory vẫn muốn khuyến nghị các bạn hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ về NFT và những rủi ro khi tham gia thị trường này.
Có thể bạn cũng quan tâm
Token và coin khác nhau như thế nào?
Cẩm nang đầu tư NFT cho người mới nhập môn
Từ chối trách nhiệm: thông tin chúng tôi cung cấp kể trên không nhằm mục đích kêu gọi mọi người đầu tư vào những tài sản mã hóa vốn mang nhiều rủi ro. Moneytory không chịu trách nhiệm cho các khoản đầu tư thua lỗ của người đọc. Xin hãy đầu tư có trách nhiệm.
NFT là gì?
NFT là một loại Token được phát hành sử dụng hợp đồng thông minh trên một Blockchain (thường là ERC-721). NFT có thể (và thường) được tạo ra với số lượng giới hạn thậm chí là độc nhất vô nhị, điều này tạo nên sức hấp dẫn của chúng như những loại tài sản có tính sưu tập và đầu cơ.
Top game NFT kiếm tiền
10 game NFT kiếm tiền (play to earn) có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay theo thống kê của coinmarketcap (cập nhật tháng 5/2022) lần lượt là:
1) Decentraland (MANA)
2) The Sandbox (SAND)
3) Axie Infinity (AXS)
4) Gala (GALA)
5) WAX (WAXP)
6) Illuvium (ILV)
7) XYO (XYO)
8) WEMIX (WEMIX)
9) RadioCaca (RACA)
10) Biswap (BSW)
NFT là coin gì?
NFT không phải là một đồng coin cụ thể. NFT là danh từ riêng chỉ một loại Token mà khác với những loại Token khác thường được tạo ra với mục đích sử dụng như một tiền tệ và có tính thay thế lẫn nhau (fungible), NFT được tạo ra với mục đích độc bản (non-fungible) hoặc giới hạn số lượng để tăng giá trị cho từng đơn vị NFT.
NFT marketplace
Một số NFT marketplace phổ biến có thể kể tới như:
1) Opensea
2) Axie Marketplace
3) Larva Labs/CryptoPunks
4) NBA Top Shot Marketplace
5) Rarible
6) SuperRare
7) Foundation
8) Nifty Gateway
9) Mintable
10) Theta Drop
Cách kiếm NFT
Có 3 cách kiếm NFT chính:
1) Tự tạo ra NFT của bản thân mình.
2) Mua bán trao đổi NFT trên các sàn giao dịch/chợ NFT
3) Chơi các game NFT kiếm tiền (play to earn)